Đức và Liên Xô kí Hiệp ước Molotov–Ribbentrop vào năm 1939, trở thành đồng minh trên danh nghĩa và cùng chia nhau Ba Lan. Tuy nhiên, vào ngày 22/6/1941, 3 triệu quân Đức đã bí mật tập hợp tại biên giới Liên Xô - Đức và bất ngờ dốc toàn lực tổng tấn công quân Liên Xô.
Mặc dù ban đầu chiếm thế thượng phong nhưng chẳng bao lâu sau quân Đức bắt đầu gặp khó khăn bởi xe tăng của quân Liên Xô, như chiếc KV-1 và T-34, mạnh hơn quân Đức tưởng rất nhiều.
<Trái: tăng hạng nặng KV-1 / Phải: tăng hạng trung T-34 khi thử nghiệm trên thực địa>
Liên Xô luôn duy trì một nền kinh tế thép năng động và đầu tư rất nhiều công sức, nguồn lực cũng như thời gian trong việc chế tạo các mẫu xe tăng, bao gồm cả hạng nhẹ, trung và nặng. Lực lượng quân Liên Xô ban đầu bao gồm một loạt xe tăng BT hạng nhẹ, và cả T-26 – loại tăng xuất sang Trung Quốc mà sau này trở thành lực lượng thiết giáp chính của Quốc dân Đảng. Liên Xô cũng sản xuất tăng đa tháp pháo như chiếc T-28, với tháp pháo chính đặt một khẩu 76 mm cùng hai tháp pháo phụ, mỗi chiếc gắn một súng máy 7,62 mm. Ngoài ra tăng còn được trang bị một lớp giáp dày 80mm cùng tính năng bộ đàm.
Rõ ràng ban đầu xe tăng của Liên Xô cũng không tốt lắm nhưng loại T-34 sản xuất năm 1940 lại là một tiến bộ vượt bậc. Cỗ xe tăng sở hữu hệ thống treo hoàn toàn mới này được kĩ sư người Mỹ J. Walter Christie phát minh. Hệ thống này được xây dựng bằng cách sử dụng hoàn toàn các bánh xe cỡ lớn, không có hệ thống con lăn hồi chuyển cho phía trên của xích. Thiết kế này có tác dụng giảm xóc cùng khả năng việt dã tuyệt vời.
Vỏ ngoài của T-34 là giáp nghiêng có tác dụng bật nẩy đạn của kẻ thù. Tháp pháo đúc với số đo ra-đi-ăng cũng có tác dụng tương tự. Bên trong, T-34 được trang bị động cơ đi-ê-zen bền bỉ cho tốc độ tối đa 55 km/giờ, hoặc 30 km/giờ tốc độ liên tục ở chế độ việt dã. Với thiết kế độ dài cùng kích thước xích lớn, cỗ xe tăng này vận hành rất trơn tru trong môi trường địa lí khắc nghiệt phổ biến ở Liên Xô (như tuyết, bùn hoặc đầm lầy).
<Trái: giáp nghiêng của T-34 giúp giảm diện tích giáp trước / Phải: Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang của Đức, Dr. Albert Speer, tự nghiên cứu T-34>
Về mặt vũ khí, chiếc T-34 được trang bị nòng súng 76 mm nổi tiếng với tầm bắn rất xa. Ở khoảng cách hơn 500m, xe tăng của Đức khó có thể hạ gục được T-34, trong khi đó T-34 có thể dễ dàng hạ gục một chiếc Panzer III hoặc IV của Đức ở khoảng cách hơn 1000m. Hỏa lực, tính cơ động và khả năng bảo vệ của T-34 tốt hơn hẳn so với Panzer III và IV, và tại thời điểm đó, T-34 chính là loại tăng tốt nhất trên thế giới.
Những mẫu đầu tiên của T-34 được gọi là T-34/76 vì kích thước nòng pháo là 76 mm, trong khi những mẫu cải tiến về sau được trang bị nòng 85 mm. Vài năm sau đó, các mẫu tăng T-34 năm 1940, 1942 và 1943 có thể được phân biệt bởi hình dáng của tháp pháo. T-34 là loại tăng rất dễ sản xuất nên tổng cộng đã có hơn 62000 chiếc T-34/76 được chế tạo. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi T-34 là loại tăng được sản xuất nhiều nhất trên thế giới trong Thế chiến II.
<Trái: Quân Đức tận dụng những chiếc T-34 chiếm được / Phải: T-34-85 do Liên Xô hỗ trợ cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc>
Mỗi chiếc T-34 được điều khiển bởi một kíp lái bốn người: Chỉ huy/pháo thủ, liên lạc viên, lái xe và nạp đạn viên. Đôi khi, một chiếc T-34 tham gia chiến đấu chỉ với kíp lái 3 người (không có liên lạc viên). Khi tiếp chiến với quân Đức trên chiến trường, quân Liên Xô thường tận dụng chiến thuật biển người – dùng số lượng để áp lại sự tinh nhuệ của quân Đức. Bởi vì tuổi thọ của của một chiếc xe tăng khi tham gia chiến đấu trên chiến trường không thể đoán trước được nên quân Liên Xô ưu tiên sản xuất hàng loạt hơn là tập trung trau chuốt từng chi tiết. Nếu bạn có cơ hội quan sát trực diện một chiếc xe tăng của Liên Xô, bạn sẽ thấy điều này qua bề mặt thô ráp. Ngược lại, người Đức có ít nguồn lực hơn và nổi tiếng với kĩ thuật chế tác kim loại vì vậy xe tăng Đức tốn kém hơn và có bề mặt hoàn thiện hơn.
<Trái: T-34 trong bảo tàng Panzermuseum Munster, Đức/ Phải: T-34-85 trong bảo tàng Panzermuseum Munster, Đức>
Mặc dù có T-34, KV-1, KV-2 và các xe tăng hạng nặng với thiết giáp chắc chắn, quân Liên Xô vẫn có những nhược điểm khi chiến đấu vì thiếu chiến thuật và do cả hệ thống chỉ huy. Mặt khác, súng chống tăng của Đức chủ yếu là cỡ 37 hoặc 50 mm, đồng nghĩa với việc quân Đức chỉ có thể chọc thủng phía sau hoặc phía sườn các tăng hạng nặng của Liên Xô nếu có cơ hội thật sự thuận tiện. Cuối cùng, quân đội Đức phải sử dụng tới pháp phòng không cỡ 88 mm để đối phó với vấn đề này.
T-34 là một chướng ngại lớn vì vậy quân Đức yêu cầu phát triển một loại xe tăng mới. Cũng có lúc quân Đức đã có ý tưởng trực tiếp sao chép thiết kế của T-34 nhưng rồi từ bỏ vì suy nghĩ tới lòng tự trọng cũng như công nghệ động cơ. Sau cùng, người Đức chế tạo mẫu Panzer V lấy tên là “Panther”.
<Trái: Những chiếc Panther được sản xuất đầu tiên / Phải: Panther có vẻ ngoài tương tự với các tăng hiện đại>
Giống như T-34, Panther cũng sử dụng giáp nghiêng trong thiết kế. Khi đó kĩ thuật hàn đang rất phổ biến ở Đức nên cả vỏ ngoài và tháp pháo đều được chế tạo bằng phương pháp đó. Pháo chính của Panther cỡ 75 mm, với nòng ống dài đường kính 70 mm và vận tốc nòng cao hơn khẩu 88 mm của Tiger. Ngoại hình của chiếc Panther được thiết kế theo phong cách xe tăng hiện đại: đơn giản và uyển chuyển.
<7.5 cm KwK L/70 - pháo chính của Panther>
Panther trở thành chiếc tăng chiến đấu chủ lực của quân Đức ngay sau khi được đưa vào hoạt động chính thức, với tổng số hơn 6000 chiếc được sản xuất. Sử dụng một khẩu pháo chính mạnh mẽ với khả năng đạt tốc độ tối đa 46 km/giờ cùng với thiết giáp nghiêng giúp bảo vệ tốt hơn, Panther được ghi nhận rộng rãi là cỗ xe tăng tốt nhất trong Thế chiến II. Sau này, Tiger trở nên nổi tiếng hơn Panther là do đã tham gia vào một số trận đánh xe tăng huyền thoại.
Trong Trận đánh Bulge cuối năm 1944, một số chiếc Panther của Đức được ngụy trang thành pháo chống tăng M10 của Mỹ, sử dụng lớp vỏ màu lục của xe tăng Mỹ. Mặc dù nghe rất ấn tượng trên lý thuyết, song trò mạo danh này lại không đem lại một thành công vang dội.
<Trái: Panther trong bảo tàng Panzermuseum Munster, Đức / Phải: phần sau của Panther>
“Cỡ” được tính bằng cách lấy đường kính khẩu pháo chia cho độ dài nòng. Giá trị đó càng lớn thì nòng pháo càng dài. Một nòng pháo dài đồng nghĩa với việc viên đạn sẽ xoáy nhanh hơn trong nòng pháo với sự hỗ trợ của hệ thống rãnh xẻ bên trong, tạo ra vận tốc nòng cao hơn, đường đạn ổn định hơn và tầm đạn bay xa hơn.
(Tác giả: Michael Fu;ảnh: Michael Fu & General Yu)
(Còn tiếp...)