Chú ý!
Phần tử tin tức mà bạn đang xem thuộc định dạng website cũ. Có thể xuất hiện vài vấn đề về hiển thị ở một số phiên bản trình duyệt.

Đóng

Bản cập nhật 9.7: Tăng Pháo Mới

Lịch sử
Bằng các ngôn ngữ khác: en th zh-tw ja

 

Nhánh tăng mới của Pháp với 7 loại tăng là một điểm nhấn vô cùng thú vị trong Bản cập nhật 9.7 lần này. Những chiếc xe độc đáo này có nguồn gốc từ thời kỳ Thế chiến thứ II và cả một thời gian dài khi Pháp bị chiếm đóng đã làm đứt đoạn quá trình phát triển của ngành chế tạo tăng của nước này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tân binh mới gia nhập gia đình World of Tanks:

 

1. FCM 36

Vào những năm 30 của thế kỷ trước, tăng hạng nhẹ Renault FT 17 của Pháp đã trở nên hoàn toàn lỗi thời. Cuộc tìm kiếm cỗ xe tăng tốt nhất hỗ trợ cho bộ binh đã được chính thức thông báo với sự tham gia của Forges et Chantiers de la Méditerranée (FCM).

Phiên bản đầu tiên của loại tăng này đã chạy thử nghiệm vào tháng 4 năm 1935 và đến năm 1936, sau nhiều cải tiến về thiết kế và nâng độ dày của giáp từ 30 lên 40 mm, nó đã được chính thức chấp nhận và đổi tên thành FCM 36.

Từ khía cạnh lịch sử, FCM 36 có thể được xem là khá tân tiến. Chất lượng giáp khá ổn, các góc được thiết kế giúp bảo vệ xe một cách hoàn hảo trước sự tấn công của đạn xuyên giáp. Động cơ diesel khá hiệu quả với công suất lớn. Ngoài ra, thân xe được hàn kín toàn bộ cũng là một điểm cộng đáng kể.

FCM 36 đã đáp ứng được yêu cầu đề ra của quân đội Pháp tuy nhiên nó vẫn có hai nhược điểm nghiêm trọng: trọng lượng quá lớn so với các xe cùng loại và giá thành sản xuất quá đắt. Chỉ khoảng 100 xe loại này được sản xuất.

 

2. Renault R35 / R40

Chiếc xe tăng này được thiết kế vào năm 1934 với nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh. So với FCM 36, nó không có nhiều điểm mới bằng - thân xe được ghép bởi các miếng thép đúc và đinh tán, gắn vào gần như theo chiều dọc. Tuy nhiên, quá trình lắp ráp sử dụng các phương pháp lắp ráp thông thường của thời bấy giờ nên giá thành sản xuất xe tương đối rẻ.

R35 nặng 10,6 tấn, giáp dày 44mm, được trang bị pháo nòng 37 mm và súng máy cỡ nhỏ.  Kíp lái gồm 2 người. Năm 1938, xe được gắn súng nòng dài cỡ 37 mm và hệ thống khung gầm được cải tiến. Phiên bản nâng cấp nặng 12,5 tấn và thừa hưởng thiết kế của R40. Có 120 chiếc được sản xuất.

Renault R35 là tăng hạng nhẹ phổ biến nhất của Pháp trong Thế chiến thứ II. Có khoảng 1500 chiếc đã được sản xuất với hơn 500 chiếc được xuất khẩu. Quân đội Pháp sử dụng dòng xe này trong các cuộc chiến ở Châu Âu, Syria, Tunisia và Algeria.

 

3. Somua S35

Cỗ xe tăng hạng trung này ban đầu định dùng trong các sư đoàn tăng thiết giáp (thực ra là sư đoàn tăng). Mặc dù được Somua phát triển vào năm 1935 nhưng nó được đánh giá có chất lượng rất tốt cho đến tận năm 1940 và chuyên chỉ phục vụ trong quân đội Pháp. 

Giáp thân là miếng thép đúc gắn vào với nhau còn tháp pháo được đổ khuôn liền. Chỗ dày nhất của giáp lên đến 40 mm. Hỏa lực bao gồm pháo 47 mm và súng máy 7,5 mm. Kíp lái 3 thành viên. Loại tăng được sản xuất khoảng 500 chiếc.

Trong Thế chiến thứ II, cỗ xe tăng này đã tham chiến trên lãnh thổ Pháp và Tunisia. Khoảng 300 chiếc S35 đã bị Đức thu giữ trong thời kỳ này, sau đó được nhập vào lực lượng tăng thiết giáp của Đức và được sử dụng trong cuộc chiến với Liên Xô. Một số chiếc được sửa để kéo pháo tự hành. Năm 1944, sau khi Pháp giành lại chủ quyền, quân Pháp đã chiếm lại những chiếc Somua S35 từng bị Đức thu giữ.

 

4. S40 / SARL 42

Mùa xuân năm 1939, Somua S35 được lên kế hoạch hiện đại hóa thân xe và hệ thống xích. Tuy nhiên, mẫu thử đầu tiên, sau này được gọi là Somua S40, được lắp tháp pháo hàn. S40 dự kiến sẽ đưa vào sản xuất vào tháng 7 năm 1940 nhưng kế hoạch này đã không thành công do quân Pháp đã thất bại thảm hại trước sự tấn công của quân Đức.

Năm 1942, trên vùng lãnh thổ bị chiếm, một nhóm dưới sự chỉ đạo của Maurice Lavirotta bí mật nghiên cứu một dự án với mục đích nâng cấp S40 một cách toàn diện. Mục tiêu chính là cải thiện các đặc tính của thăng trong khi hạn chế tối thiểu việc can thiệp vào thiết kế của thân xe và động cơ. Bên cạnh đó, họ còn có kế hoạch lắp thêm tháp pháo mới. Phiên bản mới do ARL thiết kế nên sau này được đổi tên thành SARL 42.

Xe cải tiến được lắp các miếng giáp các góc tốt hơn, thiết kế đơn giản và dĩ nhiên, được trang bị tháp pháo mới. Tháp pháo do . ARL sản xuất có kích thước khá nhỏ khi nhìn từ đằng trước và được hàn - một phương pháp ít khi được Pháp sử dụng trong chế tạo tăng.

Nỗ lực thiết kế và sản xuất SARL 42 đã phải tạm dừng vào mùa thu năm 1942 khi nước Pháp hoàn toàn nằm dưới sự chiếm đóng của quân Đức. 

 

5. Renault G1R

Vào giữa những năm 30, nhu cầu sản xuất một chiếc xe tăng hạng trung để hỗ trợ bộ binh nổi lên khá cấp thiết. Sau khi thống nhất các đặc điểm kỹ thuật (giáp dày tối đa 60 mm, pháo có khả năng xử lý xe thiết giáp của địch, etc.) dự án được giao cho 7 công ty Pháp trong đó có Renault. Tăng được ký hiệu là G1.

Một điểm thú vị trong thời gian đầu phát triển, tăng được lắp tháp pháo trống với súng 75 mm, trang bị hệ thống tự động. Đây là một trong những ý tưởng đầu tiên của dạng này trên toàn thế giới. Tuy nhiên nó đã bị bác bỏ do thiết kế kỹ thuật quá phức tạp.

Tăng G1R được gắn các đĩa thép đổ khuôn với góc cạnh hợp lý. Tháp pháo có hình bán cầu và lắp lùi về phía sau thân xe. Hỏa lực chính là súng 47 mm dù phương án súng 75 m từng được cân nhắc.

Chỉ có duy nhất một chiếc của mẫu thử đầu tiên được sản xuất. Dự án đã không thể hoàn thành do Đức tấn công vào năm 1940.

 

6. AMX 30 1er prototype

Sau một thời gian dài bị quân Đức chiếm đóng lãnh thổ trong Thế chiến II, người Pháp đã nỗ lực phục hồi lại nền công nhiệp chế tạo tăng. Năm 1956, một chương trình hợp tác giữa Pháp và Đức đã được xây dựng nhằm thiết kế một loại tăng chiến đấu chủ lực chung cho cả hai nước. 

Ý tưởng của Pháp thoạt nhìn có vẻ gây tranh cãi - các nhà thiết kế quyết định hi sinh lớp giáp dày để đổi lấy sự nhẹ nhàng và vóc dáng cơ động cho xe. Trên thực tế, sự xuất hiện của đạn HEAT vào cuối những năm 50 đã khiến giáp dày không phải là sự lựa chọn hàng đầu khi thiết kế tăng nữa. Xe nhỏ với tốc độ di chuyển nhanh được chứng minh có khả năng sống sót cao hơn hẳn.

Mẫu xe đầu tiên với ký hiệu AMX 30 được sản xuất vào năm 1961. Đây là cỗ xe tăng nhẹ nhất trong thế hệ tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của NATO. AMX 30 có thể đạt tới tốc độ tối đa lên đến 65 km/h trên mặt đường. Hỏa lực chính là súng 105 mm.

Sau khi thử nghiệm và phát triển, đến năm 1965, AMX 30 chính thức được quân Pháp đưa vào sử dụng.

 

7. AMX 30

Cỗ xe tăng chiến đấu chủ lực này được Pháp được vào sản xuất năm 1966 và bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1967. Thân xe được hàn và đúc trong khi tháp pháo đổ khuôn hoàn toàn.

Vòm chỉ huy có góc nhìn rộng, xe sử dụng động cơ diesel đa chất đốt. Ngoài ra, cả chỉ huy và pháo thủ đều có thể điều khiển súng 105 mm. Để tăng cường độ chính xác, nòng pháo được gắn một lớp vỏ chống giãn nỡ do nhiệt. Hỏa lực phụ có thể là súng máy đồng trục 12.7 mm hoặc pháo 20 mm và súng máy 7, 62 mm, được điều khiển từ xa.

Quân Pháp vẫn muốn khai thác khả năng cơ động của AMX 30 dù phiên bản mới có trọng lượng tăng từ 30 lên 60 tấn. Nhờ động cơ khỏe nên tốc độ của xe không bị ảnh hưởng. Sau nhiều chỉnh sửa, AMX 30 liên tục phục vụ trong quân đội Pháp đến tận năm 1997.

Đóng