Chú ý!
Phần tử tin tức mà bạn đang xem thuộc định dạng website cũ. Có thể xuất hiện vài vấn đề về hiển thị ở một số phiên bản trình duyệt.

Đóng

Nhật Bản đã sở hữu Tiger I như thế nào?

Lịch sử
Bằng các ngôn ngữ khác: en th zh-tw ja

Giới thiệu

Vào những ngày đầu của Thế chiến thứ II, Nhật Bản vẫn còn non kém trong lĩnh vực công nghệ quân sự; bởi đây là một quốc đảo nên việc tăng cường hải quân và lực lượng phòng không là mối quan tâm hàng đầu. Quân đội của họ không hẳn yếu thế trong mối tương quan với các nước khác nhưng trang thiết bị của họ vào thời điểm đó rõ ràng là hoàn toàn thua kém so với phe châu Âu – những lão làng trong lĩnh vực bộ binh lúc bấy giờ.

Sự chênh lệch này là quá rõ ràng khi chúng ta nhìn vào những chiếc xe bọc thép của Nhật thời đó. Thậm chí cả thế hệ xe được xem là tiên tiến của Nhật – Type 97 ShinHoTo Chi-Ha – cũng chẳng thể sánh nổi với T-34 của Liên Xô, Pz.Kpfw IV của Đức hay M4 Sherman của Hoa Kỳ. Còn tăng hạng nặng thì hầu như Quân đội Nhật không hề sử dụng.

Đế chế Lâm nguy

Nguyên nhân dẫn đến chất lượng kém của tăng Nhật không phải do những hành động sai lầm của các lãnh đạo quân đội. Các đảo trên Thái Bình Dương được xem như các chiến địa chính của Nhật Bản, điều đó có nghĩa rằng tất cả các phương tiện chiến đấu và trang thiết bị tiếp ứng đều phải được vận chuyển qua đường biển. Điều này dẫn đến những hạn chế nhất định cho Nhật. Địa thế các hòn đảo mà họ đã tham chiến cũng không phù hợp cho việc sử dụng thiết bị hạng nặng. Trang bị vũ khí của Trung Quốc, kình địch chính trên đất liền của Nhật Bản, còn kém chất lượng hơn và khả năng chiến đấu của các phương tiện của Nhật Bản trong lúc đối đầu với quân đội TQ đã thể hiện rõ điều đó.

Trên: tăng hạng nặng Tiger I.
Nhật Bản, khi không có bất kỳ loại tăng hạng nặng nào của riêng mình, đã kêu gọi viện trợ từ đồng minh Đức, quốc gia đã tạo ra một trong những chiếc xe tăng tốt nhất trong Thế chiến thứ II.

Vào ngày 07.12.1941, Nhật Bản đã tấn công Mỹ, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ chinh phạt các đảo trên Thái Bình Dương. Đảo quốc này cũng xâm lược Phi-lip-pin và hàng loạt các đảo khác thuộc Đại Tây Dương và đã phần nào chạm tới đất của New Guinea. Đổi lại, lực lượng của phe đồng minh cũng đầu tư thời gian và công sức thay đổi cục diện thế trận sang hướng có lợi cho mình.

Trong suốt thời gian cai quản khu vực Thái Bình Dương, đế quốc Nhật đã tạo ra một vành đai phòng thủ với các thành trì vững chãi là chính các hòn đảo trên biển. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã sớm có động thái. Vào tháng 6/1942, Hải quân Hoàng gia Nhật mất 4 tàu sân bay trong trận Midway. Tiếp đó, trận Guadalcanal trong 6 tháng rõng rã và kết thúc vào tháng 2/1943 với thắng lợi của phe Hoa Kỳ cũng đã lấy đi sức mạnh chiến lược và nguồn lực của Nhật Bản. Vành đai phòng thủ của nước này bắt đầu tan rã dưới áp lực của các cuộc tấn công leo thang. Quá trình này tiếp diễn cho đến tận khi Hoa Kỳ - sau khi đã xâm lược từng hòn đảo một xung quanh – đổ bộ lên các quần đảo Nhật.

Trước tình thế đó, lãnh đạo quân đội Nhật Bản đã phải tính đến nguy cơ bị Mỹ xâm lược. Để đẩy lui thành công các cuộc tấn công của phe đồng minh, Nhật Bản buộc phải có tăng hạng nặng – thứ phương tiện mới chỉ tồn tại trong ý niệm của người Nhật chứ chưa hề được bọc trong kim loại. Thế nhưng Nhật vẫn còn hy vọng, bởi vì đồng minh Đức của họ vừa mới chế tạo được một loại xe tăng mới đầy sức hủy diệt, một lời giải hoàn hảo cho bài toán của Nhật: Pz.Kpfw VI Tiger.

Hành lý Thất lạc

Ban đầu, Đức  đã nhiệt tình đáp lại đề nghị của đồng minh phe Trục. Đại sứ Nhật Hiroshima được đưa tới cơ sở Kummersdorf và được tận mắt xem quá trình sản xuất Tiger tại nhà máy Henschel. Dần dần ông đã nắm bắt được các chi tiết của chiếc xe. Với ý định đưa nó về nước nhà, ngài đại sứ đã nhanh chóng tổ chức đàm phán với Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Đức.

Vào năm 1943, Nhật Bản nhận hai bộ tài liệu kỹ thuật của Tiger I, sau đó hoạt động mua tăng được đẩy mạnh hơn. Giá của một chiếc Tiger năm đó vào khoảng 300.000 tiền Đứcnhưng Bộ Vũ trang và công ty Henschel đã yêu cầu mức giá 645.000 tiền Đức.Dù đó quả thực là một mức giá trên trời nhưng ít nhất Đức đã không lừa gạt đồng minh bên kia đại dương của mình. Trước hết, xe tăng Đức được trang bị đạn dược, hệ thống vô tuyến và quang học. Thứ hai, Đức sẵn lòng tháo dỡ từng bộ phận và đóng gói chúng trước khi chuyển tất cả sang Nhật. Bên cạnh đó, dường như giá của tài liệu kỹ thuật cũng đã được tính luôn vào giá xe.

Trên: Một trong những con tàu vận chuyển Tiger I về bờ biển Nhật Bản.

Nhưng vấn đề của việc tháo rời các bộ phận của xe tăng là gì? Bản thân gói thỏa thuận không gặp phải khó khăn gì nhưng vấn đề vận chuyển thì lại có. Phương án vận chuyển bằng chiến hạm nổi bị loại bỏ nhanh chóng bởi phe Đồng minh lúc đó vẫn đang nắm quyền kiểm soát biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, họ sẽ dễ dàng bắn hạ tàu vận chuyển. Giải pháp thay thế duy nhất là vận chuyển bằng tàu ngầm nhưng nó cũng không thực sự hoàn hảo bởi không nhiều tàu ngầm có trọng tải lên tới 30 tấn. Hơn nữa, các tàu ngầm sân bay, thứ phương tiện duy nhất có thể thực hiện nhiệm vụ này, thì lại chưa được sản xuất xong. Bên cạnh tất cả những điều nan giải đó, tàu vận chuyển còn phải đối mặt với nguy cơ đụng đá ngầm nữa. Chính vì vậy, theo tính toán lạc quan nhất thì phải đến tháng 12/1944 chiếc xe tăng đầu tiên mới đến được đất Nhật. 

Bất chấp những lo ngại về độ an toàn trong quá trình vận chuyển Tiger, cuối cùng chiếc xe cũng đã cập cảng Bordeaux. Vào tháng 2/1944, Nhật Bản đã hoàn tất việc thanh toán và chính thức sở hữu Tiger, mặc dù nó cũng chỉ hữu dụng ngang với một cục thép chặn giấy to xác.

Mùa hè năm 1944, phe Đồng minh đổ bộ vào Normandy và dồn quân Đức vào chân tường. Theo như Quyết định của Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Đức vào ngày 21/9/1944 thì Tiger của Nhật Bản được cho thuê (hoặc được trưng dụng, theo những nguồn tin khác) và được chuyển đến cho lực lượng chiến đấu trên chiến trường. Và cuối cùng thì nó đã bị thất lạc đâu đó ở Mặt trận phía Tây.

Nguồn:

  • “Tiger Heavy Tank. Lethal Weapon of the Reich” by Mikhail Baryatinskiy
  • Germany’s Tiger Tanks. Thomas L. Jentz, Hilary L. Doyle
Đóng