Sau khi Thế Chiến II kết thúc, Quân đội Tiệp Khắc sở hữu cả binh đoàn ô hợp nhiều xe bọc thép của Liên Xô, Đức, Anh và Mỹ. Điều này gây khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện và phân bổ chúng. Tiệp Khắc quyết định quay trở lại phát triển xe tăng của riêng mình vì đã có rất nhiều kinh nghiệm trước chiến tranh. Bên cạnh việc phát triển tăng hạng trung, các dự án về tăng hạng nhẹ cũng khởi động. Hợp tác chặt chẽ với Viện Kỹ thuật Quân sự, cục xây dựng Škoda bắt đầu thực hiện dự án xe tăng Škoda T 17. Nó có thân và tháp pháo giông giống tăng hạng nặng IS-3 của Liên Xô. Chiếc xe được dự tính có giáp tốt đối với tăng hạng nhẹ và súng 75 mm. Có kế hoạch lắp động cơ mạnh mẽ hơn, 500 mã lực, nhưng vì nhiều lý do, dự án không thành hiện thực ngoài bản thiết kế. Lúc bấy giờ, phát triển tăng hạng trung trở thành ưu tiên hàng đầu.
Chỉ huy
Liên lạc viên
Pháo thủ
Nạp đạn viên
Các đặc tính được ghi đều thuộc về xe có kíp lái thành thạo 100%.