Chú ý!
Phần tử tin tức mà bạn đang xem thuộc định dạng website cũ. Có thể xuất hiện vài vấn đề về hiển thị ở một số phiên bản trình duyệt.

Đóng

The Great Four: Tìm hiểu về Tăng Hiện đại

Tin tức Chung
Bằng các ngôn ngữ khác: en th zh-tw ja

Lịch sử Tăng Hiện đại 

Tăng Chiến đấu Chủ lực có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều loại nhiệm vụ, từ tiêu diệt tăng địch cho đến phá hủy công sự.

Leopard 1A5 (Đức)

Sau chiến tranh, quân Đức được trang bị tăng M47 và M48 của Mỹ. Tuy nhiên đặc tính của 2 loại tăng không đáp ứng được yêu cầu của quân Đức nên vào năm 1956 Đức uyqqets định triển khai kế hoạch phát triển một cỗ xe tăng mới. Các kỹ sư Đức đã hợp tác với các chuyên gia đến từ Pháp và Ý song ý tưởng về một chiếc xe tăng cho toàn "Châu Âu" đã không thể trở thành hiện thực do bất đồng trong quá trình thực hiện.

Leopard 1, tăng Đức mới, được đưa vào phục vụ vào ngày 1/10/1963. 4.744 tăng chiến đấu và 1.741 xe dựa trên Leopard 1 đã được sản xuất.

Cỗ xe tăng này đã trải qua nhiều chỉnh sửa thay đổi. Chiếc cuỗi cùng được ra mắt vào tháng 10/1986 khi hơn 1.000 chiếc Leopard 1, vốn vẫn đang được Bundeswehr sử dụng, được nâng cấp lên Leopard 1A5. Thay đổi quan trọng nhất là việc gắn thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực EMES 18.

Người ta cũng từng cân nhắc đến việc gắn thêm súng nòng tron 120 mm của Leopard 2 nhưng cuối cùng ý tưởng này đã bị loại bỏ bởi quân Đức bắt đầu ngừng sử dụng những chiếc Leopard 1 lỗi thời vào những năm 2000. Tuy nhiên, những chiếc được xuất khẩu vẫn hiện đang được sử dụng trên toàn thế giới, từ Úc đến Canada.

M1 Abrams (Mỹ)

Năm 1962, Đức và Mỹ hợp tác thực hiện chương trình Tăng Chiến đấu Chủ lực 70 với mục tiêu sản xuất một loại xe tăng chung cho NATO. Nỗ lực hợp tác này được hi vọng sẽ nhanh chóng mang lại một sản phẩm có giá rẻ, tuy nhiên rõ ràng ngay từ ban đầu yêu cầu của hai bên đã khá khác nhau. Cụ thể, Mỹ muốn trang bị súng 152 mm, có khả năng phóng tên lửa điều khiển trong khi Đức chỉ muốn dùng súng nòng trơn 120 mm.

Nguồn vốn ban đầu 80 triệu đô đã phình lên gấp 4 lần vào năm 1970 và chỉ riêng sản xuất một cỗ xe tăng thôi cũng đã tốn mất 1 triệu đô. Chương trình hợp tác bị hủy bỏ và sau từng ấy nỗ lực cải thiện, Mỹ đã có thể giảm chi phí sản xuất tăng về mức chấp nhận được. Năm 1981  cỗ xe tăng do Chrysler sản xuất được đưa vào sử dụng; ban đầu nó được đặt tên là M1 và sau này có tên gọi: Abrams.

Những chiếc Abram sản xuất trong đợt đầu tiên được trang bị súng 105 mm. Từ năm 1984 trở đi, chúng được nâng cấp lên phiên bản M1A1 với lớp giáp bảo vệ tốt hơn và có thêm súng German Rheinmetall — loại súng được dùng trong những năm 1960. Ngày này, phiên bản M1A2 được xem là phiên bản hiện đại nhất còn M1A3 vẫn đang được tiến hành nghiên cứu. Năm 2011, Mỹ dừng sản xuất thêm Abrams. Tổng cộng đã có 11.000 chiếc được sản xuất.

Challenger 2 (Anh)

Việc phát triển loại tăng này là một phần trong chương trình hợp tác Tăng Chiến đấu Chủ lực 80. Kỹ sư của Đức hợp tác với chuyên gia Anh đến từ công ty Vickers. Sau khi chương trình đóng cửa vào năm 1972, Anh sử dụng loại tăng này để sản xuất Shir-2 theo đơn đặt hàng của Iran. 

Sau cuộc cách mạng Iran năm 1979, hợp đồng cung cấp bị chấm dứt, Vickers sở hữu 7 chiếc xe tăng thử nghiệm thuộc dự án FV 4030. Những cỗ xe tăng này được ví như "va li thiếu tay cầm": quá nặng để di chuyển và quá quý giá để rơi vỡ. Theo yêu cầu của chính phủ Anh, Vickers tiếp tục thực hiện dự án này và đổi tên Iranian Shir thành British Challenger 1. Lý do đằng sau việc đại tu bảo dưỡng loại tăng này đến từ thất bại của Anh trong cuộc thi tăng truyền thống của NATO có tên Canadian Army Trophy vào năm 1987. Năm 1994, khi được hoàn thành, cỗ xe tăng mới chỉ còn giữ lại 5% cấu phần ban đầu của Challenger 1.

Challenger 2 là ví dụ điển hình cho tăng Anh khi kết hợp giáp Chobham - loại giáp được xem là tốt nhất của phương Tây. Đặc điểm không được đánh giá cao chính là súng nòng xoắn 120 mm lỗi thời, dùng đạn HESH và động cơ Perkins - không đủ mạnh cho một cỗ xe tăng nặng 60 tấn.

T-90 (Liên bang Nga)

Sau Thế chiến II, một cuộc đua căng thẳng giữa các nhà sản xuất vũ khí tăng thiết giáp của Liên Xô đã diễn ra. Kết quả là vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, quân Liên Xô sở hữu 3 loại tăng và một phiên bản chỉnh sửa. Điều này đã vi phạm yêu cầu thống nhất tối đa.

Các kỹ sư của Uralvagonzavod đã phải mất nhiều công sức để được phép thực hiện dự án hiện đại hóa toàn diện tăng T-72 - loại tăng từng được sản xuất với số lượng lớn nhất ở Liên Xô dù chất lượng của chúng không phải hoàn hảo nhất.

Năm 1989, loại tăng này bắt đầu được đưa vào thử nghiệm và đến năm 1992 thì được quân đội đổi tên thành T-90. Một trong những thay đổi rõ nét nhất là việc lắp đặt hệ thống kiểm soát toàn bộ hỏa lực và tăng cường lớp giáp bảo vệ, nâng cấp nhiều đặc tính quan trọng. T-90 không những được ưa chuộng trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu của các đơn đặt hàng từ nước ngoài. Khoảng một nửa số tăng được sản xuất đã được xuất khẩu, chủ yếu ở Ấn Độ: đến năm 2013 còn khoảng 800 chiếc T-90 vẫn đang phục vụ trong quân đội Ấn Độ.


Nguồn:

Walter J. Spielberger /Die Kampfpanzer Leopard und ihre Abarten.

Zaloga Steven J., & Sarson, Peter / M1 Abrams Main Battle Tank.

Simon Dunstan, Tony Bryan / Challenger 2 Main Battle Tank 1987–2006.

S. Suvorov / Т-90. The first Russian serial tank.

Đóng