Chú ý!
Phần tử tin tức mà bạn đang xem thuộc định dạng website cũ. Có thể xuất hiện vài vấn đề về hiển thị ở một số phiên bản trình duyệt.

Đóng

Tóm tắt Lịch sử Phát triển Tăng #3

Lịch sử
Bằng các ngôn ngữ khác: en th zh-tw ja

 

Chiến thuật “Chiến tranh Chớp nhoáng" trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ II

Vào năm 1938, Đức đã thôn tính Tiệp Khắc mà không cần sử dụng đến vũ lực. Chiến thắng lớn về mặt chính trị này đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng tăng thiết giáp Đức. Nhà máy Skoda ở Tiệp Khắc có thể sản xuất tăng Pz.Kpfw. 35(t) và 38(t) có sức chiến đấu ngang ngửa tăng PZ. III. của Đức. Nhờ nhà máy này, Đức đã giải quyết được vấn đề tiến độ sản xuất chậm chạp.

<Tăng Skoda38t của Séc>















<Tăng Skoda38t trong Bảo tàng Tăng, Đức>

 <Phiên bản ban đầu của f Pz III trong Chiến dịch Ba Lan>

<Tăng Skoda35t của Séc>

 

Năm 1939, Đức tấn công Ba Lan. Đây là lần đầu tiên chiến thuật “Chiến tranh Chớp nhoáng” được đưa vào áp dụng. Ngay lập tức, quân đội Ba Lan đã huy động gần 1 triệu binh lính tham chiến. Tuy nhiên do lực lượng tăng thiết giáp và không quân Ba Lan còn yếu nên chỉ trong vòng một tháng nước này đã nhanh chóng bại trận.

Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, Anh và Pháp đã chính thức tuyên chiến với Đức. Quân Đức thấy chiến thắng chớp nhoáng tại Ba Lan lần này là hết sức bất ngờ. Họ cũng đánh giá cuộc chiến đấu với quân Pháp sắp tới sẽ rất gian nan bởi quân đội Pháp luôn được mệnh danh là “Đội quân tinh nhuệ nhất” Châu Âu cộng thêm số binh lính Anh cũng đang đóng quân tại đây. Pháp sở hữu đội quân hùng hậu với 2,77 triệu binh sĩ lại có thêm phòng tuyến Maginot vững chắc. Về phương tiện chiến đấu, hai dòng thiết giáp chủ lực của Pháp là tăng hạng trung S-35 và tăng hạng nặng B1. Cả hai dòng này đều mạnh ngang với tăng của Đức.

Phương án chiến đấu ban đầu của Đức hầu như không khác gì so với trong Chiến tranh Thế giới lần thứ I. Lực Lượng chủ lực sẽ tấn công Hà Lan và Bỉ. Trong khi đó, phe Pháp & Anh cũng dựa vào phán đoán này để lập kế hoạch tác chiến. Nhưng lần này, một chuyện đã xảy ra... Một phi cơ mang theo kế hoạch chiến tranh đã phải hạ cánh bắt buộc tại Bỉ. Tình hình này đã khiến mọi kế hoạch đã vạch ra đều phải thay đổi.

Tướng Manstein đã xây dựng một kế hoạch mới và đề xuất lên Bộ Tổng tham mưu Lục quân Đức. Theo đó, ban đầu quân đội Đức sẽ sử dụng mũi tấn công vào hai nước Bỉ và Hà Lan làm mồi nhử dụ chủ lực Đồng Minh tiến lên nghênh chiến. Sau đó, mũi chủ công thiết giáp sẽ tiến công lên Ardennes gần Luxembourg vì nó là điểm có lực lượng phòng tuyến mỏng và yếu hơn cả. Sau khi tiến công, quân Đức sẽ tiến sâu vào eo biển Manche, bao vây và đánh vào sườn quân chủ lực liên minh Anh-Pháp. Kế hoạch này mang tên “Kế hoạch Manstein”.

 

 

 

 <Trên: Tăng hạng nặng B1 của Pháp>

<Phải: Tướng Marshal Erich von Manstein>

 

Tiến hành theo đúng kế hoạch, ngày 10/05/1940, quân đội Đức chính thức khai chiến. Mũi quân thiết giáp dưới sự chỉ huy của tướng Guderian từ Sudan kéo đến làm quân Anh-Pháp kinh hoàng. Quân Đức tiến công nhanh chóng và đến eo biển Manche vào ngày 20/05. Đội quân này đã thành công chia rẽ và cắt liên lạc giữa Quân Anh-Pháp ở phía Bắc và Quân Pháp ở phía nam. Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, 330.000 quân Anh-Pháp đã phải lần lượt rút khỏi Dunkirk. Dù phải bỏ lại hơn 700 tăng nhưng vẫn bảo toàn được lực lượng trọng yếu.

Ngày 14/06, quân Đức chiếm đóng Paris. Tiếp đó, quân Pháp yêu cầu đình chiến vào ngày 17/06. Đế quốc Pháp vĩ đại đã bị đánh bại chỉ trong vòng hơn một tháng. Chiến lược “Chiến tranh Chớp nhoáng” - một kế hoạch lấy tăng thiết giáp làm nòng cốt - đã giành thắng lợi to lớn. Từ đó về sau, xe tăng trở thành vua chiến trường còn lực lượng tăng thiết giáp là nhân tố quyết định thắng lợi trên chiến trường.

Cuộc chiến ác liệt tại Bắc Phi

Trong thời gian này, tăng của Đức không có điểm gì hơn tăng của quân Anh và Pháp. Nhưng bù lại, họ tập trung nhiều vào chiến thuật và thông tin liên lạc. Rút kinh nghiệm từ sau khi ngay bắt đầu cuộc chiến, các bên tham chiến đều chú trọng nâng cấp thiết giáp của mình. Hai ví dụ điển hình là sự thay thế các pháo chính của tăng Panzer III bằng pháo 50 ly và sự tăng cường lớp giáp bảo vệ. Bên cạnh đó, Đức cũng tái trang bị dòng tăng Pz. VI. với mẫu súng 75 ly nòng dài do chúng có sức công phá lớn hơn.

Tiếp đó, lực lượng quân Đức tấn công bán đảo Balkan và quét sạch quân Anh cùng Hy Lạp ra khỏi lãnh thổ này. Nhưng khi Đức đang chiếm ưu thế ở lục địa Châu Âu, thì chuyện bất khả kháng lại ập đến. Italia - nước cùng phe với Đức và có thuộc địa ở Bắc Phi - đem quân tấn công Ai Cập vốn đang dưới sự thống trị của Anh. Tuy nhiên, quân Italia bị quân Anh đánh cho thê thảm, phải cầu viện đến sự trợ giúp của Đức để không bị mất hết các thuộc địa ở Bắc Phi.

Lúc này, Hitler đang rất hăm hở tấn công Liên Xô và thực sự không muốn phân tán quân đội. Thế nhưng tướng Italia Mussolini lại là đồng minh chân thành của y, Hitler không thể làm ngơ trước nguy biến này. Do vậy, một đội quân nhỏ đã được phái đến Bắc Phi. Chỉ huy đội quân là tướng Rommel - một vị tướng đã thể hiện rất xuất sắc tại chiến trường Pháp.

 

 

<Trên: Tướng Rommel trên xe chỉ huy Sd.Kfz. 250

<Trái: Tướng Field Marshal Rommel được mệnh danh "Cáo già Sa mạc"

 

Rommel cùng đội quân đến Bắc Phi vào tháng 3/1942. Ông đã phản công lại quân đội Anh và giáng cho quân Anh một đòn choáng váng. Dù so với Đức, quân Anh có nhiều phương tiện chiến đấu hơn nhưng tính cơ động và pháo của tăng Anh lại rất yếu. Một yếu tố quan trọng khác là chiến thuật của quân Anh thiếu tính linh động. Rommel tận dụng triệt để kinh nghiệm chiến đấu của ông tại chiến trường Pháp. Ông đã sử dụng súng phòng không 88 ly có khả năng tiêu diệt tăng Anh ở khoảng cách trên 1500m. Chiến thuật này không chỉ rất hiệu quả trong việc bù đắp cho sự thiếu hụt về số lượng tăng của Đức mà còn làm nên uy danh “Cáo già Sa mạc” của tướng Rommel.

 <Súng 88mm của Quân đoàn Phi Châu>

Vào tháng 6, “Quân đoàn Phi Châu của Đức” dưới sự chỉ huy của tướng Erwin Rommel đã tấn công và chiếm giữ Tobruk, rồi hành quân đến Ai Cập. Tuy nhiên, họ lại thua trận tại El Almanein. Lúc này, lực lượng quân Anh đã có một số lượng lớn tăng M3 và M4 từ Mỹ. Điều này đã mang về cho Anh lợi thế áp đảo về cả số lượng và chất lượng.

Tăng M4 Sherman là dòng tăng hạng trung chủ lực của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Dù sức mạnh của M4 Sherman chỉ ở mức trung bình nhưng bù lại ưu điểm của chúng là vừa dễ sản xuất lại không khó bảo trì. Tăng M4 Sherman có tốc độ tối đa 48 km/h, nhưng lại tiêu hao nhiên liệu và dễ bị bốc cháy khi bị bắn trúng. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới có nguồn khí giới gần như vô hạn nhờ vào ngành sản xuất vũ khí đại trà của họ. Chính điều này đã cho phép Hoa Kỳ vận chuyển vô vàn tăng và các trang bị cần thiết cho quân đội đồng minh. Chỉ trong vòng hai năm 1942 và 1943, Mỹ đã cho ra đời hơn 53.000 chiếc M4 Sherman.

 

 <Tăng M3 Lee của Mỹ>

 <Tăng M-4 Sherman trong Bảo tàng Tăng Munster, Đức

 

 

Quân Anh tiếp tục chiến đấu đáp trả. Vào cuối năm 1942, viện binh Hoa Kỳ đổ quân đến Bắc Mỹ viện trợ cho quân Anh. Mãi đến tháng 5/1943, lực lượng quân Trục chính thức đầu hàng.

 

(Tóm tắt: Michael Fu; Hình ảnh: Michael Fu & General Yu)

(còn tiếp...)

Đóng