Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ I, quân Đức thua cuộc và phải đầu hàng. Theo các điều khoản trong Hiệp ước Versailles, quân đội Đức không được vượt quá số lượng 100.000 lính và bị cấm hoàn toàn việc nghiên cứu tăng và máy bay. Trước khi Chính phủ Đức tuyên bố tái xây dựng quân đội vào năm 1935, họ đã bí mật nghiên cứu tăng và máy bay dưới mục đích dân sự. Pz. I được nghiên cứu trong thời kỳ này với tên gọi “Landswirtschaftlicher Schlepper”.
Ở Đức, tướng Guderian ủng hộ phát triển lực lượng tăng thiết giáp. Ông cho rằng việc phá vỡ hàng ngũ quân địch sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu đẩy tăng lên làm lực lượng chính, tấn công quân địch nhờ tính cơ động cao kết hợp với không lực ném bom. Chiến thuật này sau này được đặt tên “Blitzkrieg”*. Mặc dù bị một số tướng theo tư tưởng bảo thủ phản đối nhưng ông vẫn cho xây dựng thành công sư đoàn thiết giáp đầu tiên trên thế giới. (Năm 1934, quân Anh đã lập một lữ đoàn thiết giáp để thử nghiệm nhưng không nhận được sự quan tâm của cấp cao.)
|
< Tướng Hans Guderian>
*Người Đức không nghĩ ra thuật ngữ “Blitzkrieg”. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện trên tờ Thời Báo Hoa Kỳ sau khi chiến dịch Pháp kết thúc.
Trong thời kỳ này, tăng Đức mới chỉ ở giai đoạn phát triển ban đầu. Pz. I chỉ được gắn súng máy hai nòng 7.92mm, 2 thành viên kíp lái (chỉ huy và lái xe) và giáp rất yếu. Nó chỉ được dùng để phục vụ mục đích huấn luyện. 16 chiếc Pz. I đã được bán cho Trung Quốc. Những chiếc Pz. I này đã bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận đánh Nam Kinh.
<trái: Pz I được bán cho Trung Quốc; phải: Pz I trong bảo tàng Munster Tank, Đức>
PZ. II lớn hơn Pz. I với 3 thành viên kíp lái (chỉ huy/ bắn súng, nạp đạn viên và lái xe), được trang bị súng tự động 20mm và súng máy 7.92mm. Nó được dùng chủ yếu để trinh sát.
<Pz II trên chiến trường>
Pz. III được dùng khá phổ biến khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II nổ ra. Nó được trang bị súng 37mm. Mặc dù giáp không dày nhưng bù lại nó có đạt tốc độ tối đa lên đến 40 km/h. Kíp lái gồm 5 thành viên: chỉ huy, bắn súng, nạp đạn viên, lái xe và liên lạc viên qua radio. Mặc dù vào thời kỳ đó, liên lạc qua radio chưa phát triển nhưng người Đức đã hiểu được tầm quan trọng cua việc liên lạc giữa các tăng trong một chiến dịch. Tất cả các tăng Đức đều được trang bị một bộ radio do đó trong kíp lái luôn có một người chịu trách nhiệm riêng về liên lạc qua radio và đồng thời đảm nhiệm vị trí bắn súng máy.
<Phiên bản đầu của Pz III>
<Pz III trong bảo tàng Munster Tank, Đức>
Theo như ý tưởng của tướng Guderian, một tăng hạng trung sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bình thường còn tăng hạng nặng sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Do đó Pz. III làm nhiệm vụ tăng hạng trung còn tăng PZ. IV làm tăng hạng nặng. PZ. IV lớn hơn Pz. III nhưng chỉ được trang bị súng 75mm với nòng ngắn. Nó thường dùng đạn HE trong nhiệm vụ hỗ trợ.
<trái: Pz IV Ausf. A; phải: Pz IV Ausf. H>
<Pz IV trong bảo tàng Munster Tank, Đức>
Theo như Guderian, bộ binh và pháo bình sẽ xông lên cùng với tăng. Do đó, quân Đức đã phát triển xe vận tải bán xích và pháo tự hành. Sĩ quan liên lạc của không quân cũng sẽ hỗ trợ mọi lúc nếu cần thiết. Có thể nói đây là lý thuyết tiên tiến nhất thời kỳ đó.
(Tư liệu: MIchael Fu; Hình ảnh: MIchael Fu & General Yu)
(còn tiếp..)