Chú ý!
Phần tử tin tức mà bạn đang xem thuộc định dạng website cũ. Có thể xuất hiện vài vấn đề về hiển thị ở một số phiên bản trình duyệt.

Đóng

Škoda Т 40: Một đối thủ đáng gờm

Lịch sử
Bằng các ngôn ngữ khác: en th zh-tw ja


Giới thiệu

Séc bị người Đức chiếm đóng gần bảy năm, trong khoảng thời gian này, nền công nghiệp quân đội mạnh mẽ của quốc gia này phải phục vụ cho Đệ tam Quốc xã. Sau khi đánh bại quân Đức, Séc thừa hưởng những bài học kinh nghiệm to lớn, những phương pháp tốt nhất cùng lượng tài liệu kĩ thuật khổng lồ.

Thập kỉ đầu tiên sau chiến tranh rất hỗn loạn do Séc cố gắng lấy lại sức mạnh chế tạo xe tăng hàng đầu thế giới của mình. Vì những lí do chính trị và kinh tế, hầu hết các dự án thời điểm đó đều chưa đi tới giai đoạn sản xuất nguyên mẫu, không nói tới sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, đó đều là những tượng đài của những ý tưởng kĩ thuật tiên tiến và xứng đáng được tìm hiểu kĩ càng. Một trong những dự án phải kể tới là tăng hạng trung Škoda Т 40. 

Phát triển

Vào năm 1945, quân đội đưa ra những yêu cầu kĩ thuật về một chiếc xe gọi là Tank VšeobecnéhoPoužití (TVP) hoặc “tăng đa dụng”. Theo hình dung của quân đội, tăng hạng trung này sẽ sở hữu lớp giáp 65 mm, pháo 88 mm và tốc độ đạt 50 km/giờ. Một súng máy đồng trục với một súng phun lửa được chỉ định làm vũ khí bổ sung.

Dựa theo ý tưởng này, các chuyên gia của VTU (Đại học Kĩ thuật Quân đội) đã nỗ lực vô cùng và tạo ra một loạt tăng với những bộ phận khác nhau. Trong công trình vô cùng quan trọng về ngành chế tạo xe tăng của Séc, nhà sử học nổi tiếng Martin Dubánek đã tính cả dự án Škoda trong loạt tăng đó. Về sau nhầm lẫn này được phát hiện và sửa lại bởi một nhà sử học khác của Séc là JiříTintěra. Thực tế, dù VTU và Škoda có một số điểm chung nhưng đây là hai dự án đi theo hai hướng khác nhau.

Dự án VTU cùng những đặc trưng của nó mới chỉ dừng ở mức ý tưởng chứ chưa phải là một giải pháp kĩ thuật. Chiếc tăng được dự định sẽ sở hữu hệ thống xích nhíp lá, sáu bánh và ba con lăn hỗ trợ. Hệ thống xích mới dừng ở bước thiết kế phác thảo, còn thiếu rất nhiều chi tiết. Nó chưa đề cập tới loại động cơ nào sẽ được dùng cho chiếc tăng.

Khác với các chuyên gia của VTU, các kĩ sư của Škoda đã thiết kế sẵn và thực hiện mọi tính toán cần thiết cho chiếc tăng hạng trung của họ. Một số thành phần bên ngoài cùng bản thiết kế có một số điểm tương đồng với VTU, nhưng khác biệt vẫn chiếm đa số.

Đặc điểm Thiết kế

Một tháp pháo hình phức hợp với mặt trước hình chữ V được thiết kế cho tăng VTU. Škoda Т 40 tân tiến hơn với tháp pháo tương tự của loại tăng Đức do Krupp chế tạo. Điểm tương đồng này không phải là ngẫu nhiên: nhà máy Škoda hoạt động trong suốt Thế Chiến II sản xuất thân và tháp pháo cho tăng  hạng nặng Cấp II của Đức.

Theo yêu cấu về nòng pháo, các kĩ sư quyết định chọn cỡ 8,8 cm. Trong thực tế, pháo này tương tự như pháo KwK 36 L/56 của Đức đặt trên tháp pháo của chiếc Tiger, chỉ khác là pháo của Séc không có hãm nòng. Ý tưởng trang bị súng phun lửa cho chiếc tăng cuối cùng đã không được thực hiện, thay vào đó, một súng máy đồng trục được lắp đặt. Mộc của pháo trên T 40 tương tự như sản phẩm của Krupp. Người Đức dự định đặt nó lên tháp pháo hẹp thử nghiệm của chiếc tăng hạng trung Panther.

Không giống VTU, Škoda không gặp khó khăn nào trong việc chọn động cơ cho chiếc tăng. Họ đã có một giải pháp từ trước đó: Škoda 16ADH140, động cơ đi-ê-zen loại X làm nguội bằng không khí (700 mã lực tại 2000 vòng/phút). Dù không phù hợp với tỉ số lực đẩy/khối lượng theo yêu cầu của quân đội, nhưng động cơ này giúp chiếc tăng có thể đạt tốc độ 50 km/giờ. Hệ thống xích xoắn tân tiến được sử dụng thay vì xích nhíp lá.

Vấn đề duy nhất của Škoda Т 40 (và TVP) là vỏ giáp yếu. Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của các kĩ sư chế tạo. Chiếc tăng được yêu cầu dựa theo tăng T-34-85 của Liên Xô và đây không phải là chiếc tăng thiết giáp tốt nhất năm 1945.

Cỗ xe tăng trên giấy

Nói chung, các chuyên gia của dự án Škoda đã rất sáng tạo và thiết kế của họ rất thú vị. Họ đã không sao chép giải pháp kĩ thuật của Liên Xô hay Đức mà kết hợp kinh nghiệm của cả hai thế lực chế tạo xe tăng lớn nhất thế giới để tạo nên một chiếc xe khác biệt và cân bằng tốt, chỉ tiếc rằng chiếc tăng đã không được sản xuất mà mãi mãi chỉ nằm trên giấy mà thôi.

Đóng