Chú ý!
Phần tử tin tức mà bạn đang xem thuộc định dạng website cũ. Có thể xuất hiện vài vấn đề về hiển thị ở một số phiên bản trình duyệt.

Đóng

Trận Vòng cung Kursk: Bí ẩn và Sự thật

Lịch sử
Bằng các ngôn ngữ khác: en th zh-tw ja

Trận Kursk – “Rãnh Tử thần”

Nỗ lực Xóa đi Màn sương bí ẩn Bao trùm trận đánh 

 

Sau thất bại ở Stalingrad vào mùa đông 1942-43, ngày 4/7/1943 quân Đức tổ chức Chiến dịch Citadel tấn công toàn lực vào phía Đông. Trận Vòng cung Kursk là đỉnh điểm của Chiến dịch Citadel với sự tham gia của khoảng 6.000 tăng, 4.000 máy bay và 2 triệu binh lính và được ghi nhận là trận đánh tăng lớn nhất trong lịch sử. Các nhà sử học đưa ra nhiều mốc khác nhau về thời gian diễn ra sự kiện và có thể nói đây là một trong những sự kiện lịch sử còn nhiều bí ẩn và phỏng đoán. Thậm chí ngày nay, người ta vẫn tiếp tục tìm kiếm các thông tin mới từ các bản lưu trữ vốn bị chôn giấu từ lâu. Ví dụ, những tư liệu về việc thành lập Waffen SS không được công bố cho đến tận năm 1981 - trước thời điểm đó rất nhiều "báo cáo lịch sử" đều đã được thực hiện.


Hướng tiến quân của quân Đức trong Trận Vòng cung Kursk

Trận đánh được thảo luận nhiều nhất diễn ra ở Prochorovka (hay còn viết là Prokhorovka) vào ngày 12/7. Một lần nữa, các nhà sử học đánh giá Prochorovka là bằng chứng chứng tỏ Liên Xô đã đánh bại hỏa lực và tăng hạng nặng của Đức nhờ những thay đổi về mặt chiến lược, bằng chứng tương đối mới thể hiện một góc nhìn khác về những sự kiện diễn ra ở 'rãnh tử thần'

Mục tiêu chính của quân Đức trong Chiến dịch Citadel là bảo vệ một vùng rộng lớn nhô ra ở Mặt trận Phía Đông, kéo dài 70 dặm về phía tây. Thống chế Günther von Kluge chỉ huy Tập đoàn Quân Trung tâm sẽ tấn công từ sườn bắc, với Quân đoàn Số 9 dẫn đầu, Quân đoàn XLVI Panzer và XLI Panzer lần lượt tấn công từ sườn phải và sườn trái. Tướng Joachim Lemelsen của Quân đoàn XLVII Panzer lên kế hoạch tiến thắng đến Kursk và hội quân với Thống chế Erich von Manstein của Tập đoàn Quân phía Nam, Quân đoàn Panzer Số 4 Quân đoàn Kempf.

Đối đầu với quân Đức là Mặt trận Trung tâm Liên Xô do Tướng Konstantin K. Rokossovsky chỉ huy và Mặt trận Voronezh do tướng General Nikolai F. Vatutin chỉ huy. Mặt trận Trung tâm, được Quân đoàn 13 Quân đoàn 17 yểm trợ cánh phải, có nhiệm vụ phòng vệ phía bắc. Phía nam, Mặt trận Voronezh với 3 quân đoàn chính thức và 2 quân đoàn dự bị phải đối mặt với Tập đoàn Quân phía Bắc của Đức. Vệ binh 6 và 7 giữ khu vực trung tâm và cánh trái. Phía Đông của Kursk, Thượng tướng Ivan S. Konevc của Steppe Military District (về sau đổi thành Mặt trận Steppe vào ngày 10/7/1943) có nhiệm vụ tấn công vào điểm sơ hở của quân Đức và dẫn đầu cuộc phản công.

Nếu mọi chuyện xảy ra theo đúng kế hoạch thì quân Đức sẽ đánh bại toàn bộ 5 quân đoàn, tuy nhiên Quân đoàn Số 9 đã không thể tiêu diệt hàng phòng thủ của Nga và do đó, Quân đoàn III Panzer Corps rơi vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Cuối cùng, ngày 11/7, Quân đoàn Fourth Panzer đã chiếm được thị trấn Prochorovka và xây dựng cứ điểm bên bờ sông Psel.

Đây là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất ở Mặt trận Phía Đông và xuất hiện rất nhiều trong sách, phim và tài liệu khắp mọi nơi. Một số hoàn toàn là hư cấu và có nhiều dị bản khác nhau.

Phiên bản được biết đến nhiều nhất là ba Sư đoàn SS, cùng tấn công Prochorovka trên địa hình chật hẹp khó khăn. Từ 500 đến 700 tăng Đức, bao gồm cả MK V Panthers Mark VI Tiger, với súng 88mm, từ từ tiến lên. Quân Liên Xô với những cỗ xe tăng T-34 linh hoạt xông lên, gây ra sự hoang mang nhiễu loạn và khiến những khẩu 88 chẳng có cơ hội hoạt động. 

Kết quả 400 tăng Đức đã bị tiêu diệt.

 

Tình huống bấy giờ

Nếu nghiên cứu những báo cáo của Quân đoàn II SS Panzer, bạn sẽ thấy toàn những con số thiệt hại khiêm tốn trong khi báo cáo về số tăng tham chiến lại có nhiều điểm khác biệt. Trong thực tế, báo cáo ghi lại rằng ngày 11/7, Quân đoàn II SS Panzer Corps có tổng cộng 211 tăng –  trong đó Totenkopf có 94 tăng, Leibstandarte chỉ có 56 tăng và Das Reich có 61 tăng. Chỉ 15 tăng Tiger tham gia trận Prochorovka và không có tăng SS Panthers xuất hiện trong trận đánh.

Ngày 13/7,  báo cáo chiến đấu của Quân đoàn Fourth Panzer khẳng định rằng Quân đoàn II SS Panzer có 163 tăng và chỉ bị tiêu diệt 48 tăng. Trong khi đó, phía Liên Xô lại cho rằng vào ngày 13/7, quân Đức đã mất 400 tăng vì những thiệt hại lẽ ra có thể sửa chữa được. 

Bên cạnh đó, nếu tính đến tuyên bố cả 3 Sư đoàn SS cùng nhau tấn công thì điều này quả thực không đúng và có thể nói là hoàn toàn không thể xảy ra về mặt chiến thuật vì chỉ riêng Quân đoàn II SS Panzer dàn hàng ngang đã mất đến 9 dặm. 

5h sáng ngày 12/7 – Hàng trăm tăng T-34 và T-70 của Liên Xô (cùng bộ binh) tiến về Prochorovka theo các nhóm 40 và 50. Bộ binh rời khỏi tăng và các tăng tiếp tục tiến về phía quân Đức. Trận đánh ngừng lại một chút và rồi Leibstandarte đẩy giáp về phía thị trấn và đụng độ với nhóm quân dự bị của Rotmistrov. Một nhóm các tăng 181st tổ chức tấn công và bị SS Tiger đánh bại - một trong số đó là Đại Đội 13 (tăng hạng nặng) của Trung đoàn SS Panzer số 1 do 2nd Lt. Michael Wittmann chỉ huy - vị chỉ huy tăng thành công nhất cuộc chiến. 

Nhóm của Wittman hỗ trợ quân Đức từ phía bên sườn khi đụng độ với trung đoàn tăng Liên Xô. Quân Liên Xô đã tự giết chính mình khi đối đầu trực tiếp với những chiếc Tiger trên địa hình thoáng vì giáp trước của Tiger giày hơn giáp của T-34. Không có chiếc Tiger nào bị phá hủy nhưng Trung đoàn 181st  đã bị tiêu diệt. Vào cuối ngày, chiếc tăng cuối cùng của Liên Xô thuộc Quân đoàn V Mechanized được triển khai.  

 

Tiger I tanks spearhead the assault

Das Reich tấn công phía tây nam của Prochorovka và nhanh chóng đụng độ với Quân đoàn Tăng II  Quân đoàn Tăng Vệ binh II Guards Tank Corps. 20-40 tăng Liên Xô được bộ binh và máy bay tấn công mặt đất hỗ trợ đã đụng độ với tuyến đầu của trung đoàn Das Reich. Quân Liên Xô liên tục nã đạn về phía sư đoàn và chiến đấu dữ dội cả ngày với nhiều thiệt hại nặng nề. Das Reich tiếp tục tiến về hướng nam, tiến vào màn đêm trong khi chỉ phải chịu thiệt hại tương đối nhẹ về tăng. 

Trong lúc đó, ở sườn trái, Quân đoàn Tăng Liên Xô số ! đã không thể chiếm lại cứ điểm. Sư đoàn SS đụng độ với Quân đoàn Tăng  XXXI và X Tank, với sự hỗ trợ của Quân đoàn XXXIII Rifle.

German infantry pass a knocked-out Soviet KV-1 heavy tank. 

Cuộc chiến kéo dài qua ngày 12/7 mà vẫn bất phân thắng bại dù rằng quân Liên Xô đã phải hứng chịu những thiệt hại khổng lồ - điều này hoàn toàn ngược lại với nhiều nghiên cứu nổi tiếng cho rằng trận đánh kết thúc vào ngày 12/7 và quân Đức bị đánh bại. Nhiều nhà sử học cho rằng hàng trăm xác tăng Đức nằm lại trên chiến trường. Thực tế thì trận đánh tiếp tục kéo dài thêm vài ngày nữa xung quanh Prochorovka.

Das Reich tiếp tục tiến rất chậm theo hướng đông về phía nam của thị trấn. Điều này cho phép Quân đoàn III Panzer kết hợp với Sư đoàn SS vào ngày 14/7 để tạo thành vòng vây quân Liên Xô ở phía nam Prochorovka.  Totenkopf cuối cùng cùng tiến đến đường Kartaschevka­Prochorovka và chiếm được một vài ngọn đồi quan trọng mang tính chiến thuật ở phía rìa bắc. 

Conclusion Kết luận

Các nhà sử học đưa ra rất nhiều tranh cãi phức tạp và đa dạng về trận chiến này. Cá nhân tôi vẫn phần nào nó cho rằng chúng ta chưa bao giờ biết được hoàn toàn sự thật và trận đấu vẫn còn lưu giữ "nhiều điều bí ấn". Tuy nhiên, một điều khá rõ ràng: kế hoạch tiến quân của Quân đoàn Fourth Panzer đã bị chậm lại rất nhiều do Quân đoàn Panzer đã không thể chiếm được Prochorovka vào ngày 12/7, không tính đến tổng số tăng mà Liên Xô và Đức tham chiến. 

Khi Hitler từ bỏ Chiến dịch Citadel vào ngày 13/7, cơ hội cuối cùng của quân Đức đã mất. 

Theo dõi The_Challenger trêm Facebook!


Nguồn:

  • World War II magazine- George M. Nipe Feb 98
  • Grossman H. Geschichte der rheinisch-westfälischen 6. Infanterie-Division 1939 – 1945, Podzun, 1958, S.208.
  • Zetterling N., Frankson A. Kursk 1943: a statistical analysis. London, Portland. 2000. P.122. (Table 8.10: Destroyed tanks in Army Group South, 5-17 July 1943). 
  • Jentz. T. Panzertruppen, The Complete Guide to the Creation & Combat Emloyment of Germany’s Tank Force. 1943 –1945. Schiffer Military History, Atlegen, PA, 1996. P.110.
Đóng