Nổi tiếng với những cỗ xe tăng được mệnh danh là quái vật thép trên chiến trường, binh chủng tăng thiết giáp Đức sở hữu một bề dày phát triển đáng nể. Chúng ta hãy cùng ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về cỗ xe tăng đầu tiên của nước Đức: Sturmpanzerwagen A7V.
<tăng A7V tại Bảo tàng Tăng thiết giáp Đức, Munster, Đức>
Những cỗ xe tăng đầu tiên được sử dụng là "tăng hình thoi" do Hải quân Hoàng gia phá triển, tuy nhiên từ trước Thế chiến Đức và đồng minh Áo đã phát triển những bản thiết kế tăng đầu tiên, một loại xe có tháp pháo "Motorgeschuetz (motor-gun)". Năm 1913 xuất hiện ý tưởng về "Landpanzerkreuzer" (xe tuần tra bọc thép) nhưng tất cả những ý tưởng này đều không được quân đội sử dụng.
Tuy nhiên, sau khi đụng độ với tăng hình thoi "Mark IV" của Anh vào tháng 9/1916, quân đội Đức buộc phải phát triển tăng riêng của mình. Mark IV là loại tăng đầu tiên được triển khai trên chiến trường. Một phiên bản được gắn súng nặng 6 pao (57mm) còn phiên bản khác gắn súng máy Vickers (7.7 mm).
Phần giáp dày nhất khoảng 30mm, gấp đôi so với Mark I. Hỏa lực chính là pháo Maxim-Nordenfelt 5.7 cm gắn đằng trước vốn chủ yếu được lấy từ của quân Nga. Tổng cộng có 6 súng máy được gắn quanh thân tăng. Hệ thống xích có lắp lò xo để giảm bớt xóc nảy khi di chuyển trên địa hình không bằng phẳng hoặc các đoạn dấu. So với tăng hình thoi, A7V không có khả năng vượt qua địa hình gồ ghề hoặc hầm đào do đó nó không phù hợp để di chuyển trên địa hình xấu với nhiều ổ gà.
<Tăng A7V của Đức trong Thế chiến I>
Kíp lái của A7V gồm 18 thành viên: một chỉ huy, một lái xe, một pháo thủ, mỗi pháo và súng máy có một pháo thủ và cuối cùng là hai kỹ sư ở khoang chiến đấu trước và sau. Không có hệ thống liên lạc nên chỉ huy phải ra lệnh cho từng pháo thủ một - một điều có thể dễ dàng thấy là bất khả thi. A7V được triển khai vào tháng 10 năm 1897. Quân đội đã đặt sản xuất 100 chiếc nhưng chỉ 11 chiếc được dùng để chiến đấu còn lại dùng để vận chuyện tiếp tế.
Quân đội ban đầu nghĩ rằng A7V sẽ không hiệu quả mấy trên chiến trường. Họ phát hiện một số vấn đề của A7V và tận dụng chính những bộ phận của nó để bắt chước thiết kế tăng hình thoi của Anh. Từ đó dẫn đến sự ra đời của A7V/U (Umlaufende Kette). Pháo chính lên đến 77mm, khá uy lực trong số các tăng hình thoi. Tuy nhiên đến tận tháng 6 năm 1918, nguyên mẫu đầu tiên mới được hoàn thiện và bắt đầu được sản xuất từ tháng 9. Lúc đó, Đức gần như đã thua cuộc chiến nên A7V/U chưa bao giờ được đưa vào sản xuất. Ngoài ra A7V/U2 cũng được thiết kế với súng máy gắn ở vòm chỉ huy còn A7V/U3 chỉ có duy nhất súng máy làm vũ khí. Sau khi thua cuộc chiến, nước Đức phải chấp nhận hạn chế nghiên cứu và sản xuất vũ khí trong một thời gian dài.
<A7V/U của Đức thừa hưởng một số đặc điểm của tăng hình thoi>
Wargaming Asia Historical Issue vol.01(Jan.2014.1st)