Chú ý!
Phần tử tin tức mà bạn đang xem thuộc định dạng website cũ. Có thể xuất hiện vài vấn đề về hiển thị ở một số phiên bản trình duyệt.

Đóng

Đang phát triển: Trận đánh Lịch sử Siege of Tobruk

Tin tức Chung
Bằng các ngôn ngữ khác: en th zh-tw ja

Các Chỉ huy thân mến!

Trong Bản cập nhật 9.1 sắp tới, chế độ Trận đánh Lịch sử sẽ có thêm một trận đánh mới: Siege of Tobruk - tăng Đức đụng độ với quân Đồng minh.

Nếu bạn yêu thích lịch sử hoặc đơn giản muốn biết từng chi tiết mới trong Bản cập nhật sắp tới, bạn sẽ tìm hiểu thêm về câu chuyện đằng sau mỗi chiếc tăng qua phần tóm tắt dưới đây. Và sau đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh rất thú vị.

Cùng đọc nào!


Trận Siege of Tobruk

Trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ 2,  Tobruk là một thành phố cảng ở Cyrenaica bên bờ Địa Trung Hải. Cả phe Đồng minh và phe Trục đều muốn kiểm soát thị trấn này để đảm bảo tiếp ứng ổn định cho những chiến dịch tấn công - đây chính là lý do tại sao Tobruk trở nên cực kì quan trọng. 

Ngày 22/1/1941, quân Đồng minh đã chiếm được thị trấn sau khi đánh bại quân Italy và nắm giữ hàng loạt chiến lợi phẩm và con tin quan trọng. Điều này đã khiến quân Đức lo ngại và quyết định gửi quân đến châu Phi do Erwin Rommel chỉ huy hòng giành lại thế cân bằng cho cuộc chiến.

Ngày 31/3, Rommel bất ngờ đột kích. Quân Đồng minh hoàn toàn bất ngờ - họ nghĩ rằng quân Đức sẽ tốn rất nhiều thời gian để di chuyển và điều phối quân đội. Ngày 4/4, quân Italy-Đức đã chiếm được (một thành phố cảng gần đó) và tiến quân đến Tobruk. Trong lúc đó, quân đoàn số 8 của Anh dưới sự chỉ huy của Trung tướng Alan Cunningham đã giải vây cho quân Đồng minh.

Tobruk được Sư đoàn số 9 và số 7 của Úc, Lữ đoàn Bộ Binh số 18 và khoảng 1.500 lính Ấn Độ chịu trách nhiệm phòng thủ Tobruk. Ngoài ra còn có khoảng 60 cỗ xe tăng. Trung tướng Leslie Morshead chỉ huy toàn bộ lực lượng phòng thủ.

Những tuần đầu của tháng 4, Rommel vài lần cố gắng tấn công ồ ạt để chiếm Tobruk nhưng đều thật bại dưới tay quân phòng thủ. Mặc dù vậy, quân Đức và Italy vẫn bao vây thành phố thành công.

Ngày 14/4, phe Trục tấn công vào phía bắc, phá vỡ thế phòng thủ ở đây và tiến sâu 3 km về phía bắc trước khi gặp phải sự tấn công dữ dội của pháo binh và buộc phải lui về. Sau đó, họ thậm chí còn phải lùi về qua cả vị trí đầu tiên do đụng độ với các Sư đoàn Úc. Ngày 15/4, sư đoàn Arieto của Ý (với sự hỗ trợ của một trung đoàn bộ binh từ sư đoàn Trento) đã tấn công phía tây thành phố nhưng không thành công. 

Tối ngày 30/4, Rommel tổ chức một đợt tấn công lớn vào Tobruk. Dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ hỏa lực của quân Đồng minh từ phía các lô cốt và các bãi mìn nhưng quân Italy-Đức gần như đã chọc thủng được tuyến phòng thủ. Rommel tăng lượng quân tham chiến với hi vọng phá vỡ hoàn toàn tuyến phòng thủ nhưng quân Úc đã chiến đấu rất kiên cường. Cuộc tấn công kết thúc ngày 4/5 còn trận bao vây thì kéo dài đến tận tháng 11 năm 1941.

Ngày 18/11, quân Anh dưới sự chỉ huy của Trung tướng Alan Cunningham đã tiến hành phản công từ Mersa Matruh và tiến về phía tây bắc (“Chiến dịch Crusader”). Trận đánh tại Sidi Rezegh đã làm tê liệt lực lượng của Cunningham nhưng Rommel cũng chịu không ít thiệt hại trong tình thế nguồn tiếp ứng ngày càng ít đi. Ngày 27/11, Sư đoàn số 2 của New Zealand đã kịp thời tiếp ứng với Sư đoàn Bộ binh 70 của Anh. Tobruk được giải cứu. 

Tinh thần chiến đấu quả cảm và kiên cường hiếm có của quân phòng thủ Tobruk đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững thành phố chiến lược này và góp phần ngăn chặn quân Italy-Đức tiếp cận Kênh đào Suê. Thành phố Halfaya và Bardia bị 30.000 quân Trục chiếm giữ. Nhưng quan trọng hơn, “Chiến dịch Crusader” đã phá vỡ lời đồn "bất khả chiến bại" của Rommel. Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều trận đánh dữ dội hơn ở châu Phi nhưng có thể nói trận đánh ở Tobruk đã mở ra con đường cho phe Đồng minh đánh bại phe Trục. 

Đóng