[Minh họa Tăng] Artist's Choice - Phần 12: Tiger I / Motohumi "Genbun" Kobayashi

Tiger I / 小林源文

Click chuột để phóng to ảnh.

Các họa sĩ vẽ tranh minh họa Nhật Bản và các tác giả truyện tranh yêu thích loại tăng nào nhất? Tìm hiểu ngay tại đây trong BST minh họa tăng “My Favorite Tanks," nhé!

Chúng ta đã cùng nhau đi đến phần cuối cùng của series "Artist's Choice". Hãy chiêm ngưỡng Tiger I nào!

 


Tiger I

Lời bình của họa sĩ

Tôi biết đến xe tăng Tiger từ khi tôi còn là một cậu học sinh trung học. Hay nói cách khác, tôi đã nghe danh Đại úy Michael Wittma từ lâu lắm rồi, thậm chí từ trước lúc tôi đến gõ cửa nhà họa sĩ Ritta Nakanishi xin học nghề.

Tôi mua được một cuốn tạp chí quân sự có tên “Maru” từ những năm 30 của thời kỳ Chiêu Hoàng (1955-1964) tại một hiệu sách cũ trước nhà ga Kawasaki Daishi (hoặc ở trên phố trước nhà ga này). Chính là từ cuốn tạp chí đó tôi đọc được một bài báo về sư đoàn Panzermeyer cùng các binh sĩ khác như Michael Wittmann. Bài báo viết về trận Villers-Bocage , trong đó có câu “Trung úy SS Michael Wittman đã chỉ huy  xe tăng Tiger một mình bắn hủy cả một lữ đoàn tăng thiết giáp của quân đội Anh”

Lúc đó, tôi đang xem chương trình “Cuộc chiến”, được phát sóng trên một kênh khác cùng khung giờ với một trận thi đấu bóng chày trên TV. Ngoài ra còn có các chương trình phim tài liệu thời lượng phát sóng 30 phút khác như “Tiền tuyến”- một chương trình có lồng tiếng binh lính của cả hai bên chiến tuyến tại mặt trận Italia trong thế chiến thứ II. Khi đang xem mấy chương trình này, câu bé 10 tuổi như tôi bắt đầu tự hỏi không hiểu SS nghĩa là gì, và cuối cùng với cuốn tạp chí này trên tay, đáp án giờ như đã phơi bày ngay trước mắt tôi. Tôi đã đọc về vụ bắt giữ Adolf Eichmann trên một đặc san tạp chí, tôi cũng đã xem bộ phim tài liệu “Tòa án Nubremberg” và biết về chế độ Đức Quốc Xã với tội diệt chủng. Tuy nhiên, với một chàng trai trẻ hướng nội như tôi, những điều này đã khiến óc tò mò trong tôi như nổ tung.

Ngày nay chúng ta có vô vàn tài liệu về quân sự để tham khảo, nhưng ngày đó những tài liệu như vậy rất hiếm, có chăng chỉ là  bài báo trên tạp chí Reader’s Digest về “Ngày Dài Nhất” với các hình minh họa kiểu Mỹ, và dăm ba bản dịch của các công ty Nhật Bản như “Trận chiến Bulge” của Hayakawa hay “Trận Chiến Cuối Cùng” của nhật báo  Asahi Shimbun. Lúc đó, tôi mừng rơn khi cuối cùng cũng có thể xem Trận chiến Bulge phiên bản phim tại Nhà hát Tokyo, mà giờ người ta không còn chiếu nữa.

Tôi thấy có hứng thú với Wittman và bắt đầu tìm hiểu về số lượng tăng thiết giáp mà Wittmann đã tiêu diệt và bắt đầu lập niên biểu về những chiến công của anh dựa theo những mẩu thông tin về thành tích chiến đấu từ nhiều bài báo khác nhau. Công ty Dainipponkaiga cũng đã cho ra mắt một bản hồ sơ chiến công của Michael Wittmann, và nó gần khớp với bản của tôi. Cứ thế, tôi tiến tới sản xuất truyện tranh về anh, sau này nó trở thành bộ truyện“ Cái chết của thép.”

Công ty Dainipponkaiga cũng ấn hành cuốn “trận Villers-Bocage qua ống kính”-cũng cho đưa ra các chiến tích của Wittman từ góc nhìn của người Anh. Theo cuốn sách này, phương tiện chiến đấu của Wittman là tăng thiết giáp Tiger 205. Tuy nhiên, trong các bức ảnh về trận Villers-Bocage lại không hề có hình của chiếc Tiger 205. Tăng Tiger bị tiêu diệt tại trận Villers-Bocage hầu hết là từ Đại Đội Thứ Nhất và một chiếc Panzer VI từ lực lượng tăng Panzer Lehr.

Thiết giáp được kéo ra khỏi thị trấn sau chiến tranh là một chiếc Tiger 231, và ảnh của nó ban đầu cũng được đề tựa là Chiến tăng Tiger của Wittmann, rồi sau lại không được chấp nhận. Vậy thì chuyện gì đã xảy ra với tăng của anh?

Một bức ảnh anh bên cạnh chàng pháo thủ Balthasar Woll được chụp ngay trước trận chiến. Woll đã giành được một Huân chương chim đại bàng (là một chiếc huân chương hình chữ thập có kí hiệu Đức quốc xã) cho những nỗ lực của anh tại Liên Xô, anh được thăng chức và trở thành một chỉ huy tăng Tiger nhưng sau đó lại không trở lại chiến tuyến. Trong một hồ sơ chính thức cũng như trong truyện, Woll nói với Wittmann “ Chúng tưởng là chúng đã thắng”, “thế thì dạy cho chúng một bài học” là lời Wittmann đáp lại. Lời thoại mới nghe có vẻ rất tuyệt nhưng thực chất cuộc đối thoại hư cấu này còn ám chỉ phương ngôn tuyên truyền của Đức.

Có khi nào

  1. Sự thật là Wittmann không hề có mặt ở trận chiến Villers-Bocage. (Điều này rất khó xảy ra)
  2. Tăng Tiger 205 của Wittmann được cứu trước chiếc Tiger 231.
  3. Chiếc Tiger của Wittmann bị hỏng, và anh ấy đã dùng chiếc Tiger 231 tại trận Villers-Bocage.

 ...hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong tâm trí tôi.

Dòng tăng Tiger nhanh chóng được phát triển để kịp thời đấu chọi hiểm họa đến từ loạt tăng T-34 và KV của Xô-Viết và cho đến mùa đông năm 1942 mới được đưa vào chiến đấu tại trận Leningrad. Vị chỉ huy tiểu đoàn tăng hạng nặng 502 vang danh, Otto Carius là chỉ huy tăng nổi tiếng nhất trong quân đội Đức Quốc Xã, nhưng Wittmann ở lực lượng vũ trang SS lại thể hiện tốt hơn Otto Carius khi xét đến số lượng xe mà họ đã tiêu diệt. Chiến tranh kết thúc, ông xuất ngũ và về mở hiệu thuốc Tiger-Aphotheke. Người ta đã lên kế hoạch mời Otto Carius tới một sự kiện quân sự tại Nhật Bản với tên gọi “Victory Show,” nhưng thật không may do tuổi cao nên chương trình này đã bị hủy bỏ.

Cách đây không lâu trong game WoT còn có huân chương Wittmann, nhưng sau đó người ta đổi tên và xóa nó đi vì lý do chính trị. Tôi thấy đây là một điều đáng tiếc.

Tôi cho rằng nếu quân đội Đức cơ giới hóa sớm hơn, họ đã có thể chế tạo tăng Tiger trước khi Thế Chiến thứ II nổ ra. Anh nghĩ sao?

Dòng tăng Tiger I có vài biến thể chia làm 3 mẫu: tăng sản xuất thế hệ đầu, trung kỳ và tân kỳ. Chiếc Tiger của Wittmann thuộc mẫu sản xuất mới nhất, và bạn có thể chứng minh bằng việc quan sát các bộ phận như kính chắn ở vành tháp pháo.

Hiện nay, nhiều chi tiết xung quanh chiếc Tiger này vẫn còn là một ẩn số. Ví dụ, nòng súng được đặt trên đỉnh xe và súng tấn công- được gọi là máy phóngS-mine- bắt đầu từ năm 1944 (trở đi). Chất bột đen được đặt dưới máy S-mine trong ống, do ma sát với đáy ống, chất bột bị đốt cháy; tuy nhiên, rất ít chất bột bị đốt cháy theo như sự nghiên cứu từ những hình ảnh chụp những nòng pháo này. Có thể súng cối trên xe tăng Israeli Merkava được phát triển từ máy bắn S-mine này trên xe Tiger.

Một điểm khác biệt nữa của xe Tiger là hệ thống phun khói mù được trang bị ở trận đánh Kursk vào năm 1943. Không hề có một bức ảnh nào ghi lại chi tiết về những hộp khói này; việc nghiên cứu để chứng minh cách thức các hệ thống này được sử dụng trong các trường hợp nguy hiểm là một công việc khá thú vị. So với nhiều người, tôi không phải là người say mê xe tăng hay một anh lính chiến đấu nhiệt tình, tôi chỉ là người nghiên cứu chi tiết về vũ khí và lịch sử nhằm tái hiện bức tranh hiện thực nhất về chúng.

 

Họa sỹ - Motohumi "Genbun" Kobayashi

Là một họa sĩ vẽ tranh minh họa chiến tranh nổi tiếng người Nhật và là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong sáng tác tiểu thuyết đồ họa về chủ đề chiến tranh theo phong cách Gekiga,  Motohumi "Genbun" Kobayashi nổi tiếng với truyện Hiệp sĩ đen và Apocalypse Meow, ông cũng lập ra nhà xuất bản của riêng mình - Kampfgruppe Genbun - tự ấn bản các tác phẩm của mình.


Tăng

Được trang bị với súng 8,8 cm KwK 36 L/56 và được bảo vệ bởi lớp bọc thép dày 100mm phía trước, chiến tăng Tiger I của Đức đã chiếm được trái tim của nhiều người đam mê  tăng và được coi như một siêu vũ khí trong Chiến tranh thế giới II.

Dĩ nhiên, có nhiều loại xe tăng mạnh hơn xe Tiger I trong thời gian cuối chiến tranh thế giới II. Nếu bạn coi hiệu lực của vũ khí là một sự đóng góp vào chiến thắng, xe tăng Tiger I đột nhiên mất quyền khoác lác của mình vì quân Đức cuối cùng đã thua trận. Nói theo ngôn ngữ game WoT thì điều  làm nên sự kinh ngạc cho tăng Tiger chính là việc quân Đức đã có thể đưa ra xe tăng hạng nặng Tier 7 ngay vào năm 1942, trong lúc phe đồng minh vẫn sử dụng xe tăng Tier 4-5. Trong trò chơi này, sự khác biệt giữa hai loại Tier này là một điều quá quen thuộc với game thủ chơi tăng , nhưng trong những tình huống sinh tử trên thực tế đó vô cùng khiếp đảm. Và đó là cảm nhận của phe đồng minh đối với tăng Tiger.

Tuy nhiên, vào thời gian đó, sự xuất hiện của loại xe tăng này chỉ giúp Đức cận kề đến chiến thắng . Như thuật ngữ “Blitzkrieg” đã chỉ ra, quân Đội Đức có thể đạt được những chiến thắng ban đầu là do họ chú trọng sử dụng những phương tiện chiến đấu hạng nhẹ có tốc độ cao để làm mất phương hướng quân địch. Tuy nhiên, vài lần bại trận trước xe tăng Pháp và sự xuất hiện của xe tăng T-34 đã làm quân Đức sửng sốt. Sự ra đời của xe tăng bọc thép hạng nặng được trang bị đại bác cũng như thực tế chú trọng đưa loại xe tăng này vào sản xuất đã chứng minh rằng chiến lược của Đức đã thay đổi.

Mặc dù có sự biệt về vị thế các bên trong các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến, chỉ một vài đơn vị được chọn trong quân đội Đức được sử dụng xe tăng. Nhìn chung, chỉ có sư đoàn thiết giáp cấp cao mới được sử dụng xe tăng, và mỗi sư đoàn thiết giáp- bộ phận nhỏ nhất trong hệ thống quân đội Đức- gồm khoảng 15.000 quân. Đức sử dụng 135 sư đoàn trong cuộc tấn công Pháp năm 1940, tuy nhiên trong số đó chỉ có 10 sư đoàn thiết giáp. Chỉ các đơn vị được huấn luyện và trang bị kỹ thuật đặc biệt mới được sử dụng xe tăng.

Những sư đoàn thiết giáp này thậm chí cũng chẳng thể sử dụng xe tăng hạng nặng Tiger. Trong khi những xe tăng thông thường như loại xe Panzers IV chỉ nặng 20 tấn mỗi chiếc, Tiger nặng tới 54 tấn, do vậy nó chỉ là một chướng ngại vật. Do vậy, quân Đức đã huấn luyện một tiểu đoàn chuyên phụ trách điều khiển xe tăng Tiger. Mỗi tiểu đoàn  này phụ trách 45 xe và các thiết bị hỗ trợ và chịu sự chỉ huy trực tiếp từ cấp trên. Các tiểu đoàn này được bố trí ở các khu vực chiến lược và tạm thời chịu sự chỉ đạo của tiền tuyến. Những tiểu đoàn này có thể sẽ đạt được hiệu quả chiến đấu cao nếu như được sử dụng tập trung, tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chúng được sử dụng theo đại đội (14 xe) hoặc thậm chí là trung đội (3 xe) và trải rộng khắp các mặt trận.

Hầu hết mọi người đều có thể nghĩ rằng Tiger là mũi nhọn của cuộc tấn công, tuy nhiên, trên thực tế, chúng hầu hết không được sử dụng với vai trò như vậy. Chiếc xe tăng 54 tấn này không thể băng qua các cây cầu hay đầm lầy do vậy sự tham chiến của Tiger đòi hỏi có sự khảo sát địa hình trước trên một phạm vi rộng lớn. Do đó, chúng tỏ ra hiệu quả trong các trận đánh đã biết rõ địa hình chiến đấu hơn là các khu vực chưa biết rõ địa hình địa vật.

Tuy nhiên, một vài vấn đề trong tầm chiến lược cần được lưu ý. Ở tầm chiến lược, ví dụ như điều gì được nhìn thấy trong cuộc đối đầu giữa các xe tăng, việc mạo hiểm sử dụng xe tăng như mũi nhọn của cuộc tấn công tỏ ra có hiệu quả. Đặc biệt, khi bạn đứng trên xe tăng hàng trên cùng, bạn có thể cảm nhận được hình ảnh huyền thoại về chiếc xe tăng Tiger không thể đánh bại này.

Nhận xét: Tadamasa Miyanaga (Phalanx), Cố vấn Quân sự Wargaming ASIA

Theo dõi Cố vấn quân sự Tadamasa Miyanaga / Phalanx trên Facebook !

 


Ảnh màn hình

Tiger I  screenshot Tiger I  screenshot width= Tiger I  screenshot

 

Đóng