Minh họa Tăng "Artist's Choice" Phần 11: T-34 / Hayami Rasenjin

T-34 / 速水螺旋人

Click chuột để phóng to ảnh.

Các chỉ huy thân mến!

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn Phần 10 của BST Minh họa Tăng "Artist's Choice"!  Trong dự án, những nghệ sĩ sẽ thể hiện cỗ xe tăng yêu thích của họ bằng những nét vẽ tài hoa và đôi lời nhận xét.

Trong phần 11 này,  HAYAMI Rasenjin, một họa sĩ truyện tranh nổi tiếng với phong cách dễ thương cùng kiến thức quân sự dồi dào sẽ mang đến cho chúng ta: T-34/76! Hơn 35.000 chiến xa bọc thép loại này đã được sản xuất.

Cùng xem nhé!

 


T-34/76

Bình luận của Nghệ sĩ 

T-34/76 là cỗ xe tăng mà không ai có thể bỏ qua. Tôi đặc biệt thích mẫu Stalingrad Tractor Factory.

Tôi đã vẽ minh họa cho T-34/76 khi nghe bài “Священная война (Sacred War)”. Bài hát này tái hiện Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Nó được sáng tác chỉ vài ngày sau khi quân Đức xâm lược Liên Xô, gợi lên tinh thần quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc dù biết phía trước là những trận đánh cam go ác liệt. 

Bài hát được sử dụng trong các bộ phim nổi tiếng như “Come and See” và “The Battle of Moscow.” Tác giả bài hát này cũng chính là người đã sáng tác Quốc ca của Liên Xô. 

 

Nghệ sĩ - HAYAMI Rasenjin

HAYAMI Rasenjin là một họa sĩ truyện tranh nổi tiếng với những loạt truyện tranh minh họa công tác hậu cần quân sự theo phong cách hài hước: "Guns and Stamps."



Tăng

Chắc hẳn Tăng T-34 sẽ lọt vào top đầu trong danh sách các xe tăng vĩ đại nhất từ Thế chiến thứ II trở lại đây, nếu như có một danh sách như vậy. Mặc dù về mặt kỹ thuật, ta nên xét phiên bản xe tăng chiến đấu mới T-34-85 với trang bị pháo chính 85 ly như một dòng tăng riêng biệt, nhưng ở đây, từ giờ ta sẽ chỉ gọi chung chúng là tăng T-34.

Chỉ cần so sánh thông số kỹ thuật của T-34 với các loại tăng cùng thời, bạn sẽ thấy sự tân tiến vượt thời đại cuả loại tăng này. T-34 có trọng lượng 26,8 tấn, tốc độ tối đa 54Km/h, được trang bị một khẩu pháo nòng dài với cỡ nòng lên đến 76,2 ly, và có một lớp giáp vát nghiêng dày tới 52mm ở phần dày nhất của pháo; trong khi đối với dòng xe tăng tân tiến Panzer IV Auf của Đức lúc bấy giờ, các thông số trên lần lượt chỉ là 21 tấn, 42 km/h, 75 ly và 35 mm dày. So sánh như vậy bạn sẽ thấy độ ưu việt của dòng tăng T-34 này. Hơn cả thế, T-34 là dòng tăng đầu tiên trên thế giới được lắp động cơ diesel V-2, một động cơ tân tiến về động cơ thiết giáp chạy bằng Diesel. Khi các tăng đối thủ còn đang sử dụng động cơ xăng công suất tối đa cũng chỉ chạm ngưỡng 300 mã lực, thì tăng T-34 dùng động cơ Diesel V-2 có thể hoạt động hết công suất 500 mã lực.

Tăng T-34 không phải ngẫu nhiên mà có được, ngược lại phải trải qua một quá trình dày công mày mò phát triển, người ta mới chế tạo ra được một chiến tăng siêu phẩm như thế . Xe tăng có độ cơ động cao, rất lý tưởng với quốc phòng của một nước rộng lớn có lãnh thổ kéo dài từ Âu sang Á như Liên Xô, chẳng thế mà người Liên Xô đã quan tâm đến xe tăng từ rất sớm. Dưới sự lãnh đạo của Nguyên soái Liên Xô - người anh hùng cách mạng Mikhail Tukhachevsky, Hồng quân Liên Xô đã tiến tới cơ giới hóa quân sự của họ. Trong khoảng thời gian này, 2 dòng tăng được nghiên cứu và phát triển là loạt tăng BT hỗ trợ kỵ binh và tăng hạng nhẹ T-26. Tuy cả 2 đều chiến đấu tốt trong trận hồ Khasan cũng như các cuộc chạm trán trong thời kỳ Nội chiến Tây Ban Nha, nhưng một vấn đề khác nảy sinh: nó đã gây ra thiệt hại lớn do thiếu tính năng bảo vệ. Vấn đề này càng rõ ràng hơn khi bước sang các trận đánh tại sông Khalkhin Gol: dù Hồng quân giành chiến thắng nhưng các đơn vị xe tăng phải chịu thương vong lớn do pháo bộ binh và bom xăng tấn công. Do đó, yêu cầu đặt ra là chế tạo một loại tăng mạnh hơn - một tăng hạng trung mới có tốc độ của một chiếc BT-7 và hỏa lực của một chiếc T-28.

Để đạt được điều đó, 2 phương án thực hiện được đề ra: một là tạo ra phiên bản tăng T-28 cải tiến bằng cách lắp thêm một hệ thống treo Christie; hai là nâng cấp vỏ giáp và pháo trong thiết kế loạt tăng BT. Phương án 2 đã được thực hiện, do Nhà máy Động cơ Kharliv của Ukraine đứng ra sản xuất, và tăng BT đã trở thành tăng hạng trung T-34. Còn tăng T-28 sau vài lần cải tiến đã được phát triển thành tăng hạng nặng KV-1.

Vì lý do chính trị, tăng hạng nặng KV-1 được ưu tiên trang bị loại pháo mạnh F-32, và vì thế ban đầu chiếc tăng hạng trung T-34 chỉ được phát triển với một khẩu pháo L-11 cỡ 30-cal/76,2 mm . Sau này Nhà máy Gorky số 92 đã thiết kế và trang bị cho T-34 một mẫu pháo 76,2 ly mạnh hơn mang tên F-34  cỡ 41,5-cal.

Việc thiết kế hoàn tất vào năm 1940, từ đó mẫu tăng này được sản xuất đại trà với tốc độ nhanh chóng. Tính đến ngày 22/6/1941- ngày nổ ra cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, người ta đã cho ra đời 1.225 chiếc T-34. Con số này tương đương với 30% tổng số tăng của quân đội Đức sở hữu lúc bấy giờ. Chỉ cần 700 chiếc tiến ra mặt trận là đã đủ để chặn mũi tiến công của quân Đức. Tuy nhiên, do các trung đoàn thiết giáp mới được thành lập và thiếu chuẩn bị nên các binh sĩ tăng thiết giáp không hơn gì một mớ lính thiếu kinh nghiệm đầy hỗn loạn. Đấy là còn chưa kể nhìn chung họ chỉ có khoảng 4 tiếng diễn tập với loại tăng này ở tiền tuyến. Ngoài ra, giai đoạn này còn thường xảy ra các trường hợp như chỉ có một mặt trận duy nhất được cung cấp đạn dược, hay chỉ một vấn đề cơ học nho nhỏ cũng sẽ khiến tăng không sử dụng được và bị bỏ lại mặt trận vì bị thiếu thiết bị phụ tùng. Thêm nữa, đã có rất nhiều phương tiện chiến đấu đã bị thiệt hại khi còn chưa chiến đấu một trận oanh liệt. Không đủ xe kéo để khôi phục lại những tăng bị bỏ không lại càng làm cho tình thế rối ren thêm.

Nhưng vào thời điểm quân Đức đến được Matx-co-va, Hồng Quân Liên Xô đã xây dựng được một đội ngũ binh sĩ tăng thiết giáp đủ lớn được đào tạo chuyên nghiệp đểnchiến đấu trên T-34. Đến năm 1944, hơn 35.000 tăng được sản xuất, chúng góp phần lớn vào thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến.

Nhận xét: Tadamasa Miyanaga (Phalanx), Cố vấn Quân sự Wargaming ASIA

Theo dõi Cố vấn quân sự Tadamasa Miyanaga / Phalanx trên Facebook !

 


Ảnh màn hình

T-34 スクリーンショット T-34 スクリーンショット T-34 スクリーンショット

 

Đóng