Minh họa Tăng "Artist's Choice" Phần 4: Wespe / daito

ヴェスペ / daito

Nhấp chuột để xem ảnh phóng to.

Chào mừng các bạn đến với BST Minh họa Tăng "Artist's Choice"! Trong BST này, các nghệ sĩ vẽ tranh minh họa sẽ thể hiện tình yêu với những cỗ xe tằng bằng những nét vẽ tài hòa và đôi dòng cảm nghĩ của bản thân. 

Daito - nổi tiếng với những bức tranh phong cảnh đầy màu sắc - sẽ mang đến hình ảnh pháo tự hành Wespe Tier III của Đức bên một trạm xe buýt ở vùng nông thôn Nhật.

Cùng chiêm ngưỡng tác phẩm tuyệt vời này nhé! 

 


Wespe

Nhận xét của nghệ sĩ

Xin chào, tôi là Daito, tôi rất vinh dự được thiết kế chiếc “Wespe” cho mục minh họa tăng này!

Tôi thường vẽ các loại vũ khí nhỏ cùng quân phục cho nữ giới, vì vậy đây là lần đầu tiên tôi vẽ pháo tự hành. Nhưng đây là một thử thách tuyệt vời và cũng rất thú vị.

Đây là một chiếc xe tăng Đức, nhưng tôi quyết định đặt nó vào khung cảnh một Nhật Bản hoài cổ, đó là tại một điểm dừng xe bus ở vùng thôn quê Nhật Bản cùng một vài nữ sinh. Tại sao ư? Thật ra cũng không có ý nghĩa gì sâu xa, có lẽ là do một chút ảnh hưởng từ mấy bộ phim hoạt hình…lấy bối cảnh tại một thị trấn cảng tên là Oarai.

Tôi chọn chiếc Wespe bởi vì tôi từng sử dụng nó trong một loạt trò chơi chiến tranh trường kì. Nó rất hữu dụng trong địa hình sa mạc rộng lớn, và hơn hết, trông nó rất đáng yêu, phải không nào? (Thật ra thì tôi chưa chơi World of Tanks bao giờ. Có lẽ tôi sẽ tận dụng cơ hội này để bắt đầu chơi!)

 

Nghệ sĩ - daito

daito là nghệ sĩ vẽ tranh minh họa quân sự - ông chủ yếu đưa các tác phẩm của mình lên các mạng xã hội trực tuyến cũng như các diễn dàn comic lớn. Gần đây, ông đã tham gia một dự án vẽ tranh minh họa cho các lực lượng đặc biệt. 


Tăng

Hãy đặt một con ngựa thường hoặc một chiếc xe tăng kéo bởi pháo lên trên đỉnh của xích (hay bánh xe), bạn sẽ có được một khẩu pháo tự hành (SPG). Nếu đặt một lựu pháo lên đỉnh, sẽ tạo thành một lựu pháo tự hành, và nếu là một khẩu chống tăng thì thứ bạn có được là một khẩu pháo chống tăng tự hành.

Quân đội Đức không chỉ coi trọng xe tăng từ sớm mà còn bắt đầu phát triển pháo tự hành cũng từ rất sớm. Tuy nhiên do thiếu kinh phí nên ban đầu chỉ mới có những bản thiết kế chi tiết được đưa ra. Mãi sau khi cuộc chiến nổ ra vào năm 1942, sự phát triển ở quy mô toàn diện mới thực sự bắt đầu. Chính Hít-le là người đã có công thúc đẩy sự phát triển của pháo tự hành. Hai loại pháo tự hành sản xuất bởi Đức vào thời gian này là Wespe và Hummel với lựu pháo hạng nặng sFH 18 15 cm.

Cục Hậu cần Quân đội Đức tiên phong phát triển loại tăng có tháp pháo có thể tháo rời và xoay ngang hoàn toàn mang mã tên “Heuschrecke”. Các đặc điểm kĩ thuật cơ bản cho loại tăng này đã được thiết lập, nhưng để đáp ứng được những yêu cầu kĩ thuật đó, phải thiết kế một vỏ thân tăng mới hoàn toàn. Do nhu cầu về xe tăng gấp rút cho Mặt trận Nga không cho phép về mặt thời gian để thực hiện dự án như vậy, Cục Hậu cần đã quyết định thành lập một dự án chế tạo pháo tự hành trên một khung gầm có sẵn tại thời điểm đó và thế là Wespe và Hummel ra đời.

Khẩu pháo trên chiếc Wespe là một khẩu Rheinmetall 10,5 cm le.F.H 18 (lựu pháo hạng nhẹ 10,5 cm) và thân vỏ là chiếc Pz.Kpfw. II Ausf.F. Để tạo ra đủ không gian cho khoang chiến đấu, thân tăng được mở rộng ra. Cách bố trí thiết giáp và vị trí của động cơ cũng có sự khác biệt, vì vậy dù bộ khung gầm sử dụng các bộ phận như đĩa xích, bánh đệm và xích từ chiếc Pz.Kpfw. II, Wespe vẫn không hoàn toàn là một bản sao của chiếc xe làm thân tăng.

Phần giáp bao quanh khoang chiến đấu chỉ có khoảng 8 – 12 mm, nên chỉ có tác dụng bảo vệ kíp lái khỏi các loại vũ khí nhỏ và đạn bi. Một đặc điểm khác biệt trong ngoại thất của loại tăng này là khung chắn bùn hình bán nguyệt bên dưới mộc của tăng, và ngay phía trước đó là khóa kẹp di chuyển. Trọng pháo có thể phá hủy các bộ phận nếu chúng không được khóa đúng cách trước khi di chuyển, nên khóa kẹp được dùng tới và các chấn động nguy hại cũng rất được để tâm đến, nhưng dù vậy những bộ phận dễ vỡ như ống ngắm vẫn sẽ vỡ nếu di chuyển đường dài.

Chiếc Wespe là một khẩu pháo tự hành nổi tiếng của người Đức, tuy vậy vẫn còn nhiều điều căn bản chưa rõ ràng về loại vũ khí này bởi chưa có đủ tài liệu liên quan. Ví dụ như, chúng ta biết rằng có 835 xe bao gồm cả các xe biến thể dùng để tái tiếp tế đạn dược, nhưng thời điểm chế tạo chính xác của nguyên mẫu (nằm trong khoảng tháng 10 năm 1942) vẫn chưa thể xác định cụ thể.

Điều này cũng tương tự đối với đạn dược. Chiếc xe sử dụng một vật chở tách rời có 2 phần và hộp đạn dược, một xe có thể chứa được 32 viên đạn. Trong đó, có 7 viên thẳng đứng ở hai bên khoang chiến đấu, 4 viên nằm trên chắn bùn ở mỗi phía. Có nghĩa là, chúng ta biết được vị trí của 22 viên, số còn lại vẫn chưa rõ là được đặt nằm dưới sàn của khoang chiến đấu hay được tách ra để ở đâu.

Thêm nữa, cái tên Wespe xuất hiện trên rất ít các tài liệu chính thức, và Hít-le còn cấm dùng tên này. Rất nhiều tên gọi khác được sử dụng trong các tài liệu chính thức, bao gồm “Leichte Feldhaubitze 18/2 auf Fahrgestell Panzerkampfwagen II” tạm dịch là “Lựu pháo hạng nhẹ số 18 trên khung Panzer II”. Điều này được giải quyết với bản thiết kế chiếc Sd. Kfz. 124.

Nhận xét: Tadamasa Miyanaga (Phalanx), Cố vấn Quân sự của Wargaming ASIA

Theo dõi Cố vấn Quân sự Tadamasa Miyanaga / Phalanx trên Facebook!

 


Ảnh màn hình

ヴェスペ スクリーンショット ヴェスペ スクリーンショット ヴェスペ スクリーンショット

 

Đóng